Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách loại bỏ chấy trên đầu trẻ

Trẻ bị chấy là hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi mẫu giáo và tiểu học. Nếu không biết cách diệt chấy ở trẻ em hiệu quả, chấy sẽ sinh sản và lây lan rất nhanh làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống cũng như sức khỏe của trẻ sau này.

1. Phát hiện chấy ở trẻ em như thế nào?

Chấy (hay còn được gọi là chí, tên khoa học là Pediculus humanus capitis) là những động vật rất nhỏ bé sống ký sinh ở đầu, kích cỡ bằng hạt quả thanh long, có màu nâu hoặc màu xám. Chấy tồn tại bằng cách bám chặt vào tóc và cắn da đầu để hút máu. Chấy cắn gây ngứa ngáy da đầu, làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn và chàm hóa. Chấy cái sinh sản rất nhanh. Trong vòng đời của mình, một chấy cái có thể sinh tới 150 trứng. Nếu không bị loại bỏ, trứng sẽ nở thành chấy con trong 7-10 ngày. Chấy ở trẻ em có thể không phải do cha mẹ vệ sinh cho trẻ kém mà do trẻ lây từ các bạn cùng lớp. Nguy cơ mắc chấy cao nhất ở trẻ em từ 3 đến 10 tuổi. Trẻ em thường lây chấy cho nhau khi chơi cùng hoặc để chung đồ. Nếu cha mẹ cảm thấy trẻ thường xuyên bị ngứa ngáy, khó chịu ở da đầu thì mẹ có thể thực hiện theo các bước sau đây để phát hiện chấy ở trẻ em. Lưu ý, mẹ hãy chọn nơi có ánh sáng tốt, sử dụng kính đọc sách hoặc kính lúp để phát hiện chấy dễ dàng hơn.

2. Sử dụng các sản phẩm trị chấy

Có rất nhiều sản phẩm trị chấy ở trẻ em không cần kê đơn trên thị trường, các sản phẩm này có thể ở dạng kem bôi, dầu gội, dầu xả,... Bạn cần đọc kỹ thành phần và hướng dẫn sử dụng trước khi dùng cho trẻ.Trước khi bôi thuốc, bạn nên quấn một chiếc khăn cũ quanh vai của trẻ, lấy khăn che mặt để thuốc không dính vào mắt. Bạn nên đeo găng tay cao su khi bôi nếu có vết xước hở trên tay. Sau khi bôi, tiến hành massage sản phẩm từ chân tóc đến ngọn tóc cho đến khi da đầu và toàn bộ tóc được thấm đều. Đặc biệt chú ý đến phần chân tóc ở gáy và sau tai. Bạn có thể thấy chấy rụng khỏi tóc trong quá trình thực hiện. Có thể để khoảng 10 phút sau đó gội sạch (có thể để lâu hơn) hoặc gội ngay lập tức sau khi bôi tùy theo hướng dẫn cụ thể của từng sản phẩm. Một số thận trọng cần lưu ý khi sử dụng các sản phẩm điều trị chấy ở trẻ em không kê đơn:

  • Không sử dụng các sản phẩm trị chấy cho trẻ em thường xuyên hơn so với hướng dẫn.
  • Không sử dụng nhiều sản phẩm trị chấy khác nhau cùng một lúc.
  • Không được sử dụng thuốc trị chấy trên lông mi, lông mày hoặc bất cứ nơi nào gần mắt.
  • Không sử dụng sản phẩm trên vùng da có vết cắt hoặc vết xước hở.
  • Không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tháng tuổi.

3. Trị chấy ở trẻ em bằng lược chải chấy

Sử dụng lược chải chấy để điều trị chấy ở trẻ em là phương pháp hiệu quả cao nếu mẹ cần thận và kiên trì thực hiện. Lược chải chấy có thể dùng kết hợp với việc sử dụng các sản phẩm trị chấy hoặc được sử dụng như một phương pháp trị chấy độc lập. Đây là phương pháp phù hợp với những mẹ lo lắng hóa chất trong các sản phẩm trị chấy có thể ảnh hưởng đến trẻ. Điều quan trọng nhất trong phương pháp này đó là mẹ phải tìm được một lược chải chấy tốt. Nên lựa chọn lược chải chấy chuyên dụng bằng kim loại với các răng lược dài, mịn, xếp sát nhau. Thời gian mỗi lần chải chấy tùy thuộc vào độ dài, dày, thẳng hay xoăn của tóc. Để giúp trẻ ngồi yên trong quá trình chải chấy, mẹ có thể cho trẻ xem video hoặc đọc sách. Trước khi dùng lược để trị chấy ở trẻ em, mẹ hãy làm ướt tóc trẻ, cho thêm một ít dầu xả hoặc chất làm mềm tóc, dùng lược thông thường để chải tóc rối. Khi sử dụng dầu xả, quá trình chải chấy sẽ dàng hơn, do làm chấy di chuyển chậm trên lược. Chia tóc trẻ thành từng phần nhỏ, lần lược chải từ da đầu xuống đến hết ngọn tóc, mẹ có thể thấy chấy ở trẻ em khi kéo lược qua tóc. Vẩy răng lược vào bát, nhúng vào bát nước xà phòng hoặc lau sạch lược bằng khăn giấy sau mỗi lần chải tóc. Lần lượt chải từng phần cho đến khi lược sạch (không có chấy hoặc trứng chấy). Sau khi đã chải chấy toàn bộ đầu của trẻ, hãy xả sạch dầu xả trên đầu trẻ. Làm sạch lược chải chấy, giặt sạch quần áo của mẹ và trẻ mặc trong quá trình chải đầu. Chải chấy cho trẻ bằng lược hàng ngày hoặc cách ngày cho đến khi bạn không thấy chấy sống trên da dầu khoảng 2 tuần.

4. Làm sạch các nguồn lây lan

Dầu gội đầu có tác dụng ngăn chấy tái phát. Chấy không thể nhảy. Thay vào đó, chúng lây lan qua tiếp xúc rất gần hoặc trực tiếp với người hoặc vật bị nhiễm bệnh. Chấy sẽ chết ngay sau khi rơi khỏi đầu người nhưng những đồ vật tiếp xúc trực tiếp với người có nhiều khả năng lây lan chấy hơn. Các cách làm giảm hơn nữa nguy cơ lây chấy cho người khác hoặc tái nhiễm:

  • Hút bụi đồ nội thất và thảm, đặc biệt nếu người bị chấy thường xuyên nằm trên đó.
  • Ngâm lược, bàn chải và bất kỳ dụng cụ làm tóc nào khác trong nước nóng trong vòng 5-10 phút.
  • Giặt khăn quàng cổ, mũ và các quần áo khác tiếp xúc trực tiếp với đầu.
  • Giặt hoặc thay gối và vỏ gối.
  • Khuyến khích trẻ không dùng chung lược, bàn chải, mũ, hoặc khăn quàng cổ với những trẻ khác.

5. Lặp lại các bước điều trị

Hầu hết các phương pháp điều trị chấy cần được lặp lại vài ngày. Ngoài việc điều trị, hãy kiểm tra da đầu 8-12 giờ sau đó. Chấy phải chết hoặc sắp chết trên da đầu, nếu chấy vẫn hoạt động nên liên hệ với bác sĩ. Có thể trẻ cần một phương pháp điều trị khác, vì chấy có thể kháng lại một số phương pháp điều trị.

6. Điều trị chấy cho trẻ em bằng phương pháp tự nhiên

Có thể điều trị chấy ở trẻ em bằng các nguyên liệu tự nhiên như sử dụng dầu olive, cà chua, dấm ăn, tỏi,... Một số người còn dùng mayonnaise, dầu khoáng. Các nguyên liệu này thường được ủ trên tóc một khoảng thời gian sau đó gội sạch. Tuy nhiên do chưa được kiểm chứng khoa học, nên hiệu quả của các phương pháp này không đảm bảo. Nếu sử dụng các phương pháp điều trị trên không giúp trẻ hết chấy hoặc xảy ra các tác dụng phụ thì bạn nên đưa trẻ các cơ sở y tế để thăm khám và nhờ sự tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chấy ở trẻ nhỏ

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Medical News Today) -
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm