Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chấy ở trẻ nhỏ

Chấy là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ, do lây lan tại trường học, nhà trẻ... Vậy làm cách nào để ngăn ngừa tình trạng này?

Chấy ở trẻ nhỏ

Chấy (hay còn gọi là chí) có tên khoa học là Pediculus humanus capitis là một loại côn trùng kích thước nhỏ bằng hạt vừng khoảng 2mm, sống ký sinh ở da đầu, bám chặt vào tóc và cắn da đầu để hút máu. Thường gặp phổ biến ở trẻ lứa tuổi từ 3-12 tuổi, chúng làm cho trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở da đầu, làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn và chàm hóa, nguy cơ càng cao khi số lượng chấy tăng lên.

Chấy sinh sản rất nhanh, trong vòng đời, một chấy cái có thể đẻ đến 150 trứng (khoảng 5-10 trứng/ngày), sau 10 ngày trứng chấy nở, và trưởng thành qua 3 giai đoạn từ ấu trùng đến chấy trưởng thành trong 14 ngày. Trứng chấy có thể tồn tại hơn 10 ngày khi rơi vãi ra môi trường

Dễ lây truyền từ trẻ này sang trẻ khác và các thành viên trong gia đình qua tiếp xúc gần, đặc biệt là môi trường lớp học hoặc qua dùng chung mũ nón, lược… Có 3 dạng chấy trên cơ thể:

  • Chấy trên đầu. Những con chấy được tìm thấy trên da đầu, dễ nhất ở khu vực gáy và trên tai
  • Trên cơ thể. Những con chấy sống trong quần áo, trên giường và di chuyển lên da để kiếm ăn. Những người không thay quần áo thường xuyên hay hạn chế tắm có thể dễ gặp phải chấy (người lang thang, vô gia cư…)
  • Chấy ở mu. Chấy có thể xuất hiện ở vùng lông mu sinh dục, thường ít hơn ở các vùng lông thô của cơ thể như lông ngực, lông mày hay lông mi

Triệu chứng nhiễm chấy

Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Ngứa dữ dội trên da đầu, hoặc bất cứ vị trí nào trên cơ thể
  • Cảm giác nhột do chấy di chuyển
  • Phát hiện chấy khi chải tóc hay các vùng lông khác, do chúng lớn với kích thước bằng hạt vừng hoặc hơn
  • Trứng chấy trên tóc. khó có thể phát hiện, song dễ thấy ở tai và gáy. Trứng chấy khó chải khỏi tóc hơn.
  • Vết loét trên da đầu, cổ và vai do gãi và có thể dẫn đến mụn đỏ, đôi khi nhiễm khuẩn
  • Các vết cắn xung quanh vùng thắt lưng, bẹn, đùi, hay vùng mu sinh dục

Một số dấu hiệu nghiêm trọng cần gặp chuyên gia da liễu như:

  • Xuất hiện nhiều gàu
  • Rụng tóc nhiều
  • Vảy, bụi bẩn nhiều trên tóc
  • Phát hiện các loại côn trùng khác trên tóc
Nguyên nhân của chấy

Chấy có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều cách khác nhau, tạo ra một chất bám dính chắc và đẻ trứng vào gốc của từng sợi lông, sợi tóc. Trứng chấy nở sau khoảng 6-9 ngày.

Trẻ có thể nhiễm chấy thông qua tiếp xúc với chấy hoặc trứng của chúng. Chấy không thể nhảy hoặc bay. Chúng lây lan qua:

  • Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Điều này có thể xảy ra khi trẻ hoặc các thành viên trong gia đình chơi cùng nhau hoặc có những tương tác tiếp xúc với nhau.
  • Sử dụng chung đồ đạc. Việc cất quần áo bị nhiễm chấy trong tủ quần áo, hoặc treo trên móc cạnh nhau ở trường, hoặc cất giữ các vật dụng cá nhân như gối, chăn, lược và đồ chơi nhồi bông ở gần nhau cũng có thể khiến chấy lây lan qua các đồ dùng đó.
  • Đồ dùng trong gia đình khác. Chúng có thể bao gồm tai nghe, bàn chải, lược, đồ trang trí tóc, khăn tắm…
  • Tiếp xúc với đồ đạc có sẵn chấy hoặc trứng chấy. Nằm trên giường hoặc ngồi trong đồ nội thất bọc vải quá dày mà người bị chấy sử dụng trước đó có thể làm chấy lây lan. Chấy có thể sống từ một đến hai ngày khi ra khỏi cơ thể.
  • Quan hệ tình dục. Chấy trên mu thường lây lan qua quan hệ tình dục và phổ biến nhất. Chấy trên mu được tìm thấy trên trẻ em có thể là dấu hiệu của việc tiếp xúc hoặc lạm dụng tình dục.

Phòng ngừa chấy ở trẻ nhỏ

Rất khó để ngăn chặn sự lây lan của chấy ở trẻ nhỏ trong các môi trường như nhà trẻ hay trường học. Các môi trường này có quá nhiều sự tiếp xúc gần giữa các trẻ và đồ đạc của chúng, khiến chấy có thể lây lan dễ dàng. Tất nhiên điều này không phản ánh thói quen vệ sinh của bạn hoặc của trẻ kém, và bạn cũng không nên tự trách mình trong việc để trẻ bị chấy.

Hiện nay có một số sản phẩm được tuyên bố có thể đẩy lùi chấy rận, tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu khoa học để chứng minh tính an toàn và hiệu quả của chúng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thành phần trong các sản phẩm này - chủ yếu là dầu thực vật như dầu dừa, ô liu, hương thảo và cây chè - có thể có tác dụng xua đuổi chấy. Tuy nhiên, những sản phẩm này được phân loại là "tự nhiên" nên chúng có thể không được kiểm duyệt chính thức mà được coi dưới dạng mẹo.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên cách tốt nhất và đơn giản là thực hiện các bước triệt để để loại bỏ chấy - và trứng của chúng. Các biện pháp có thể bao gồm:

  • Dạy trẻ tránh đụng đầu với các bạn khác trong lớp trong khi chơi và các hoạt động khác.
  • Hướng dẫn trẻ không dùng chung đồ dùng cá nhân như mũ, khăn quàng cổ, áo khoác, lược, bàn chải, các đồ trang điểm cho tóc và tai nghe với bạn bè.
  • Hướng dẫn trẻ tránh những không gian chung, nơi mũ và quần áo của nhiều học sinh được treo trên móc chung hoặc cất trong tủ khóa chung. Hãy tự bảo quản đồ tư trang cá nhân.

Trẻ có thể xuất hiện trứng chấy trên tóc nhưng không nhất thiết phải phát triển thành chấy. Một số trứng chấy là trứng rỗng. Tuy nhiên, nếu bạn tìm thấy trứng chấy trong 6 mm trên da đầu trẻ, điều này nên được xử lý ngay lập tức dù chỉ là một con. Điều này giúp ngăn ngừa khả năng nở của chấy nhiều hơn và lây lan mạnh hơn. Các nốt trên da đầu cũng có thể là do nhiễm trùng cũ, và chúng cũng cần được loại bỏ để ngăn ngừa tái phát.

Tổng kết

Chấy thường gặp ở trẻ nhỏ, thường do lây lan trong thời gian học tại trường. Chấy gây ngứa ngáy và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nguy cơ chàm hóa da. Do vậy, phát hiện sớm và điều trị chấy là điều cần thiết và cần phải thực hiện càng sớm càng tốt để tránh tình trạng chấy phát triển mạnh và gây những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại: Lợi ích của dầu dừa với da và mái tóc

Bình luận
Tin mới
  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

  • 13/01/2025

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025

    Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:

  • 13/01/2025

    6 thực phẩm tốt nhất cho người bệnh viêm phổi

    Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.

  • 13/01/2025

    Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông và cách phòng tránh

    Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.

Xem thêm