Dưới đây là một số nguyên nhân gây táo bón và cách chọn sữa phù hợp cho bé.
Cho bé ăn uống đúng cách
Táo bón thường xảy ra ở 3 thời điểm: khi trẻ chuyển từ chế độ ăn lỏng sang ăn đặc, suốt thời gian tập ngồi bô và sau khi bắt đầu đi nhà trẻ. Ở một số bé, những lỗi nho nhỏ trong quá trình tập cho bé ăn dặm như: ăn đặc quá sớm, thực phẩm thiếu chất xơ, uống không đủ lượng nước/sữa cần thiết… đều có thể là nguyên nhân gây táo bón.
Ăn uống sai cách là một trong những nguyên nhân dẫn đến triệu chứng táo bón. |
Mẹ cần rà soát lại tất cả điều này và điều chỉnh hợp lý. Nếu có thắc mắc nào khiến mẹ phân vân giữa “đúng” và “sai”, nên tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có câu trả lời phù hợp.
Chọn sữa tốt cho tiêu hóa
Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của bé còn non yếu. Trong khi đó, do nhu cầu dinh dưỡng rất lớn để đáp ứng cho sự tăng trưởng, phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ nên bé ăn rất nhiều bữa, khiến hệ tiêu hóa làm việc liên tục. Từ tháng thứ 6 trở đi, ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, hệ tiêu hóa còn phải thích nghi thêm với nhiều loại thực phẩm khác, nên dễ có các phản ứng như táo bón, đầy hơi hay tiêu chảy.
Khi chọn sữa cho trẻ, mẹ nên chọn loại có thành phần GOS (prebiotic) giúp kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đây là chọn lựa rất tốt cho con.
Thêm vào đó, mẹ nên đọc kỹ thành phần sữa trên nhãn sữa ở mục dầu thực vật, vì các loại dầu khác nhau có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Dầu cọ rẻ, lại dễ bảo quản nên hay được các nhà sản xuất sữa thêm vào sữa; dầu hướng dương, dầu đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao nhưng đắt và khó bảo quản nên ít được dùng.
Nhưng nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh trẻ dùng sữa không chứa dầu cọ có tỷ lệ táo bón chỉ bằng 50% và hấp thu canxi cao hơn 53% so với sữa chứa dầu cọ. Vì dầu cọ có nhiều acid palmitic, chúng kết hợp với canxi trong sữa tạo thành xà phòng canxi không tan, không hấp thu được và làm phân cứng.
Nếu nhãn sữa chỉ ghi chung chung “dầu thực vật” thì khả năng cao là có chứa dầu cọ, còn nếu ghi chi tiết các loại dầu và không có dầu cọ như Similac thì chính là loại sữa tốt cho đường tiêu hóa, trẻ hấp thu tốt và ít bị táo bón.
Ngoài ra khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, mẹ có thể dùng bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo vì dễ tiêu hơn. Các loại rau củ, trái cây nhiều chất xơ như khoai lang, cải bó xôi, bông cải, rau nghiền nát cũng giúp nâng niu hệ tiêu hóa non nớt của bé.
Những thủ thuật giúp trẻ hết táo bón
Chọn được sữa tốt nhưng đôi khi trẻ vẫn có thể bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác. Sau đây là một số thủ thuật đơn giản mà hiệu quả để giúp trẻ không bị táo bón.
Bên cạnh việc chọn đúng loại sữa tốt cho tiêu hóa, mẹ nên lưu ý pha sữa đúng hướng dẫn trên lon, cho bé uống nhiều nước. Nếu bé 6 tháng tuổi trở lên, hãy cho bé ăn thêm rau, trái cây tùy theo độ tuổi. Mẹ cũng cần tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày, tốt nhất là vào giờ nhất định cho bé. Khi bé bị táo hoặc thấy khó chịu ở bụng, nên xoa bụng nhẹ nhàng cho bé quanh rốn theo chiều kim đồng hồ.
Hiểu và pha sữa đúng cách là một phần giúp trẻ phát triển toàn diện. |
Khi chuyển sang một loại sữa mới cho con, dù đã chọn được loại sữa tốt cho tiêu hóa, nếu hệ tiêu hóa của bé không tốt thì nên chuyển sữa từ từ để tránh cơ thể bé phản ứng do chưa quen với sữa mới, bằng cách pha chung với sữa cũ một vài muỗng sữa mới, để bé uống vài ngày cho quen, rồi tăng dần lượng sữa mới cho đến khi bé quen hoàn toàn (độ 7-10 ngày).
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều bạn cần biết về chứng táo bón
Có nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng da mỏng của bạn bao gồm tuổi tác, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và những yếu tố khác. Việc điều trị có thể bao gồm các thủ thuật về da liễu và các biện pháp khắc phục tại nhà. Cùng tìm hiểu về tình trạng da mỏng qua bài viết sau đây!
Bệnh gút là bệnh viêm khớp gây gây đau đớn ở nhiều khớp. Điều trị bệnh gout thường tập trung vào việc nhanh chóng làm giảm cơn đau và tình trạng viêm, đồng thời tránh các cơn gout quay lại trong tương lai.
Nếu bạn bị đau nửa đầu, bạn biết rằng các cơn đau nửa đầu có thể do nhiều yếu tố gây ra. Những yếu tố này có thể bao gồm mức độ căng thẳng cao, gián đoạn giấc ngủ, thay đổi thời tiết và chế độ ăn uống của bạn, bao gồm cả những gì bạn ăn và uống, và thời điểm trong ngày.
Bệnh mạn tính thường gặp trong mùa lạnh, và một số lời khuyên hữu ích để bạn có thể chủ động chăm sóc sức khỏe.
Cảm cúm là một bệnh phổ biến, thường xuất hiện vào giai đoạn giao mùa, đặc biệt ở những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Mặc dù đây là một bệnh lý tương đối nhẹ và thường tự khỏi sau 5-7 ngày nhưng bạn vẫn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để giảm bớt triệu chứng khi mắc cảm cúm cho trẻ.
Nghiện tình dục còn được gọi là chứng cuồng dâm hoặc hành vi tình dục mất kiểm soát với những suy nghĩ và ham muốn tình dục của mình. Mặc dù ham muốn tình dục là bình thường, nhưng nghiện tình dục mô tả những hành vi có thể trở nên quá sức và gây ra vấn đề trong cuộc sống.
Nhiễm giun sán rát phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Việc tẩy giun định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bài viết này sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về thời điểm cần tẩy giun cho con.
Mùa đông lạnh giá đang đến gần, kéo theo nhu cầu sưởi ấm tăng cao. Tuy nhiên, việc sưởi ấm không đúng cách có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, bao gồm ngộ độc khí than, đột quỵ và hạ thân nhiệt. Viện y học ứng dụng Việt Nam sẽ cung cấp những lưu ý quan trọng để giữ ấm cơ thể an toàn trong mùa đông.