Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách đo thân nhiệt cho trẻ nhỏ

Đo thân nhiệt cho trẻ em là việc rất cần thiết, nhất là khi bé bị sốt. Nhưng trên thực tế, các bậc cha mẹ thường khá lúng túng khi thao tác đo thân nhiệt cho con, bởi các bé thường la khóc không cho đo hoặc ngọ ngoạy khi chạm vào cơ thể chúng.

Đo thân nhiệt cho trẻ em là việc rất cần thiết, nhất là khi bé bị sốt. Nhưng trên thực tế, các bậc cha mẹ thường khá lúng túng khi thao tác đo thân nhiệt cho con, bởi các bé thường la khóc không cho đo hoặc ngọ ngoạy khi chạm vào cơ thể chúng.

Vì thế, bạn rất dễ nản lòng hoặc thất bại, không đo được hoặc kết quả đo được không chính xác. Bạn phải làm cách nào? Câu trả lời có trong bài viết sau đây.

Nhiệt kế hồng ngoại đo tai.

Hiện trên thị trường có nhiều loại nhiệt kế khác nhau tùy loại mà vị trí đo là khác nhau. Cụ thể:

Nhiệt kế hồng ngoại

Người ta dùng loại nhiệt kế hồng ngoại đo nhiệt độ ở lỗ tai hoặc vùng trán. Cách đo này là nhanh nhất, chỉ mất không quá 3 giây, rất tiện lợi, dễ đo.

Cách đo bằng nhiệt kế đo tai: bạn chỉ cần đặt đầu nhiệt kế tai hướng vào trong lỗ tai của trẻ rồi ấn nút, chỉ đợi sau 1 giây, nhiệt kế sẽ báo kết quả thân nhiệt trên màn hình.

Cách đo bằng nhiệt kế đo ở trán: rất đơn giản, bạn chỉ cần đặt nhiệt kế vào vùng giữa trán khoảng cách 2 - 3cm, bạn di chuyển nhiệt kế chậm từ giữa trán sang vùng thái dương để thiết bị dò đỉnh nhiệt độ, chỉ sau 3 giây, bạn sẽ có ngay kết quả nhiệt độ của đứa trẻ đang sốt.

Ưu điểm của loại nhiệt kế này là bạn có thể đo thân nhiệt mà không cần chạm vào cơ thể của trẻ nên trẻ không phản ứng, không la khóc, cả khi trẻ đang ngủ, bạn vẫn có thể đo thân nhiệt mà không lo ngại phải làm bé thức giấc.

Thời gian đo lại rất nhanh, giúp bạn nắm được diễn biến nhiệt độ của con bạn một cách liên tục khi trẻ sốt cao hoặc vừa mới uống thuốc hạ sốt. Việc cần thiết là bạn nên chọn sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng với độ tin cậy cao.

Nhiệt kế điện tử

Hiện nay, trên thế giới, các loại nhiệt kế điện tử cũng được sử dụng phổ biến vì cách sử dụng an toàn và thời gian đo nhanh, cũng chỉ trong vòng 1 phút, so với nhiệt kế thủy ngân phải chờ đến 5 phút. Bởi vì khi đo thân nhiệt cho trẻ nhỏ, thời gian càng lâu khiến trẻ càng khó chịu nên thường ngọ nguậy làm cho kết quả khó chính xác. Hầu hết các loại nhiệt kế điện tử đều cho kết quả sau 60 giây, ngoại trừ sản phẩm có loại cảm ứng cho kết quả rất nhanh chỉ trong 10 giây.

Nhiệt kế thủy ngân

Nhiệt kế thủy ngân là loại nhiệt kế được dùng từ trước đến nay nên khá thông dụng đối với mọi người. Người ta cũng đo thân nhiệt bằng loại nhiệt kế này ở nhiều vị trí:

Đo nhiệt độ ở nách: tuy không phải là cách đo chính xác nhất nhưng là cách sử dụng phổ biến nhất từ trước đến nay, kể cả trong bệnh viện. Bạn đặt nhiệt kế vào hõm nách của trẻ, sau đó khép tay trẻ lại. Giữ tay khép vào, phần cẳng tay để vắt ngang ngực.

Chờ 5 phút rồi rút nhiệt kế ra và đọc kết quả. Nhiệt độ ở nách từ 37,5oC trở lên được xem là sốt. Để đo nhiệt độ cho trẻ nhỏ, bạn đặt trẻ ngồi trong lòng, mặt trẻ nghiêng về một bên. Đặt nhiệt kế vào hõm nách phía áp sát vào người bế. Sau 5 phút, lấy nhiệt kế ra đọc kết quả.

Đo nhiệt độ ở miệng: bạn đặt bầu nhiệt kế vào trong miệng, bên dưới lưỡi. Bảo trẻ ngậm miệng trong 3 phút hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Lấy nhiệt kế ra đọc kết quả: nhiệt độ ở miệng trên 38oC được coi là sốt.

Đo nhiệt độ hậu môn (dùng cho trẻ em hoặc người già khi không lấy được nhiệt độ theo đường miệng): bạn đặt bầu nhiệt kế vào miếng gạc tẩm chất bôi trơn. Đặt trẻ nằm sấp, đưa nhẹ bầu nhiệt kế vào sâu trong hậu môn khoảng 2,5 - 3,5cm, giữ nguyên nhiệt kế trong hậu môn 3 phút. Rút nhiệt kế ra và đọc kết quả: nếu nhiệt độ trên 38oC được xem là sốt.

Về độ chính xác

Chúng ta phải phân biệt: độ chính xác kỹ thuật của nhiệt kế với độ chính xác liên quan đến cách sử dụng. Về độ chính xác kỹ thuật của nhiệt kế dao động 0,1 - 0,2°C. Chúng ta biết rằng thân nhiệt con người dao động phụ thuộc vào vị trí đo, thời gian đo, trạng thái sinh lí của cơ thể. Bình thường, nếu đo thân nhiệt ở nách thì kết quả cộng thêm 0,5 - 0,7°C; đo ở miệng, lỗ tai, trán thì kết quả cộng thêm 0,1 - 0,3°C.

BS. HOÀNG THỊ NHUNG - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 30/10/2024

    Làm thế nào để giữ cho gan của bạn khỏe mạnh?

    Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.

  • 29/10/2024

    Giảm cortisol bằng loại thức uống quen thuộc

    Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.

  • 29/10/2024

    Có bao nhiêu calo trong quả bơ?

    Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 29/10/2024

    Chuyên gia cảnh báo: tác động nghiêm trọng đến sức khỏe do biến đổi khí hậu đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già

    Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.

  • 29/10/2024

    Chăm sóc giảm nhẹ rất cần thiết cho người cao tuổi

    Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.

  • 28/10/2024

    Dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ đột quỵ

    Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

  • 28/10/2024

    Áp dụng quy tắc 3-2-1 để ngủ ngon

    Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.

  • 28/10/2024

    Cách chống say tàu xe hiệu quả

    Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.

Xem thêm