Quá trình cai sữa sẽ dễ nhất cho bạn và em bé nếu bạn thuận theo em bé. Khi em bé lớn dần và có thể thực hiện được nhiều hoạt động hơn, bạn có thể sẽ nên thay đổi thói quen bú mẹ của bé.
Những thay đổi này có thể sẽ bắt đầu cho quá trình cai sữa tự nhiên. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, bạn nên cho em bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho bú mẹ kết hợp với ăn dặm cho đến khi bé 1 tuổi, nhưng, lựa chọn khi nào cai sữa và cai sữa như thế nào lại là một quyết định rất cá nhân.
Làm thế nào để biết được em bé đã sẵn sàng cai sữa?
Bạn sẽ phải thay đổi thói quen cho bé bú khi bé được khoảng 6 tháng vì đây là thời điểm bé sẽ bắt đầu tập ăn dặm. Khi được 1 tuổi, rất nhiều bé sẽ ăn đa dạng các loại thức ăn và đồ uống. Một số bé khác có thể sẽ bắt đầu cai sữa muộn hơn một chút, khi mà bé không thể ngồi yên để bú mẹ được.
Các dấu hiệu cho thấy em bé của bạn đã sẵn sàng cai sữa bao gồm:
Nếu bạn quyết định cai sữa, hãy để cho cả bạn và bé có đủ thời gian để thay đổi cảm xúc và thể chất. Giảm dần thời gian bú và tần suất của mỗi bữa bú trong khoảng vài tuần để giảm lượng sữa về.
Bắt đầu cai sữa từ từ
Việc cai sữa bất ngờ và cai ngay lập tức có thể khiến bạn bị đau do căng sữa, và có thể dẫn đến viêm vú. Em bé của bạn nếu bị cai sữa bất ngờ và đột ngột cũng sẽ cảm thấy không thoải mái.
Bạn nên nhớ rằng, em bé bú mẹ vì cả nhu cầu dinh dưỡng lẫn để cảm thấy thoải mái, do vậy, việc cai sữa từ từ là rất quan trọng với nhu cầu của bé. Hãy tìm ra những cách mới để khiến bé cảm thấy thoái mái và kết nối với bé, như cùng bé đọc một cuốn sách, cùng bé đi bộ hoặc âu yếm bé. Bạn cũng sẽ có những cảm xúc lẫn lộn trong giai đoạn này. Nếu bạn cai sữa cho bé dưới 1 tuổi, bạn sẽ cần phải cho bé bú bình để thay thế. Bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ để đảm bảo rằng em bé của bạn được uống đúng loại sữa có bổ sung sắt hoặc uống loại sữa có công thức phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé.
Cai sữa từ từ và chú ý đến nhu cầu của em bé
Hãy bắt đầu việc cai sữa bằng cách thay thế bữa bú ít yêu thích nhất của bé. Nhiều bé rất thích bú vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều, với những bé này, bạn có thể bắt đầu việc cai sữa bằng cách bỏ qua bữa bú vào buổi trưa của bé. Nếu bé không chịu bú bình, bạn có thể nhờ ông bà hoặc chồng bạn cho bé bú bình, thay vì chính bạn cho bé bú.
Nếu em bé của bạn hơn 1 tuổi, bạn có thể thử cách “không cho bú, nhưng cũng không từ chối”. Bạn có thể cho bé cai sữa, nhưng nếu bé muốn bú, bạn cũng sẽ để cho bé bú. Nếu bé hài lòng với việc ăn dặm và quá ham mê các hoạt động khác mà quên mất bữa bú, thì bạn nên khuyến khích việc này bằng cách cho bé ăn những loại thực phẩm mới và cho bé hoạt động trong khoảng thời gian đáng lẽ ra sẽ là thời gian bé bú mẹ. Việc cai sữa cũng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn tránh những địa điểm, vị trí mà bình thường bạn hay ngồi cho bé bú.
Nếu em bé của bạn trên 6 tháng, thì có một cách cai sữa khác bạn có thể áp dục là giảm thời gian mỗi bữa bú. Thay vào đó, hãy cho bé ăn các bữa ăn nhẹ tốt cho sức khỏe. Cách này có thể rất hiệu quả nếu áp dụng ban ngày, nhưng vào ban đêm, bạn nên cho bé bú đủ no.
Sau vài ngày hoặc thậm chí vài tuần, em bé sẽ thích nghi với sự thay đổi này. Để bản thân bạn cảm thấy dễ chịu hơn, bạn có thể vắt ra một chút sữa của mình để làm giảm tình trạng căng tức do sữa về. Dần dần, cơ thể bạn sẽ sản xuất ra ít sữa hơn.
Một khi bạn đã thành công khi bỏ qua 1 bữa bú của trẻ, thì bạn có thể sẽ bắt đầu bỏ qua nhiều bữa bú hơn. Nhớ rằng, cai sữa không phải là quá trình “được ăn cả, ngã về không”. Rất nhiều bà mẹ vẫn tiếp tục cho con bú vào buổi chiều tối, sau khi đi làm về để thuận tiện hơn hoặc để cảm thấy dễ chịu hơn, trước khi cai sữa cho bé hoàn toàn.
Bạn có thể nên cân nhắc đến việc trì hoãn quá trình cai sữa do một điều kiện hoàn cảnh nào đó hoặc nếu em bé chưa chấp nhận cai sữa. Nếu gần đây nhà bạn mới chuyển nhà, em bé đang mọc răng, em bé mới bị ốm hoặc mới trải qua một cột mốc phát triển quan trọng, thì việc cai sữa cho bé có thể sẽ khó khăn hơn. Trong những trường hợp này, bạn nên tiếp tục cho bé bú, và thử cho bé cai sữa lại vào những khoảng thời gian ít “căng thẳng” hơn.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?