Nếu đứa con mới chào đời của bạn phải nằm trong lồng ấp thì liệu bạn có bao giờ thắc mắc về những test kiểm tra của bác sỹ cho trẻ hay không? Những xét nghiệm đó hay những thuốc đó có cần thiết hay không? Có những bằng chứng khoa học nào chứng minh điều đó?
Đi ngược lại với những phương pháp chữa bệnh truyền thống, giờ đây các bệnh nhi và cha mẹ đang là trung tâm của một chính sách y tế mới nhằm giảm thiểu những xét nghiệm hay điều trị không cần thiết trong hệ thống chăm sóc sức khỏe Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ.
5 can thiệp y khoa cần cân nhắc khi áp dụng:
Danh sách top 5 này là một phần của chiến dịch “Lựa chọn thông minh” (Choosing Wisely campaign) được khởi động bởi Hội đồng y học nội khoa Mỹ (ABIM) vào năm 2012.
Chiến dịch này kêu gọi những tổ chức như Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cùng vào cuộc để lên danh sách những xét nghiệm và liệu pháp điều trị thừa thãi, không cần thiết.
Tuần này, AAP vừa mới thông báo danh sách top 5 lần hai trong một bài báo trực tuyến trên tạp chí Pediatrics. Danh sách này tập trung chủ yếu vào đối tượng trẻ sơ sinh về những test kiểm tra và điều trị cần thận trọng khi sử dụng bao gồm:
Mặc dù sử dụng thường xuyên các biện pháp này là không cần thiết nhưng có nhiều trường hợp sử dụng vẫn là hợp lý.
Tác giả nghiên cứu tiến sỹ Timmy Ho, một chuyên gia sơ sinh học ở trung tâm y tế Beth Israel Deaconess ở Boston nói rằng: “Chúng tôi không nói rằng tuyệt đối không được sử dụng chúng. Ý của chúng tôi là nếu bạn có ý định dùng chúng thì hãy sử dụng một cách phù hợp để thu được những thông tin y khoa cần thiết.”
Chiến dịch “Lựa chọn thông minh” có mục tiêu loại bỏ những can thiệp y khoa rườm rà, không cần thiết
Danh sách top 5 trong khoa sơ sinh khởi đầu với danh sách của 2870 mục được đề xuất bởi hơn 1000 chuyên gia sơ sinh học, y tá, các bậc cha mẹ và các chuyên gia về chăm sóc sức khỏe khác.
Bản khảo sát hỏi ý kiến những người tham gia về các biện pháp can thiệp mà thiếu cơ sở chứng minh tính hiệu quả hay là các can thiệp y khoa không cần thiết.
Danh sách này được rút ngắn dần qua rất nhiều kết luận của các hội đồng khoa học và việc khảo sát các dữ liệu khoa học bởi các chuyên gia.
Đối với 2 mục đầu tiên của top 5 - thường xuyên sử dụng thuốc chống trào ngược dạ dày và kháng sinh – các nhà khoa học đã đưa ra một số các nghiên cứu chứng minh rằng chúng có hại cho trẻ sơ sinh. Lạm dụng kháng sinh còn làm tăng nguy cơ kháng thuốc.
Theo các tác giả, 3 mục cuối của danh sách này không cung cấp đủ bẳng chứng hợp lý cho việc sử dụng mặc dù chúng có thể không có hại ngay lập tức. Khi càng có nhiều bằng chứng được thu thập thì các bác sỹ có thể tiếp tục cải tiến các thực hành y khoa.
Tiến sỹ Ho nói: “Chỉ khoảng hai năm nữa thì danh sách top 5 này cũng sẽ lỗi thời và rồi sẽ có thêm một danh sách các can thiệp y khoa khác mà chúng ta cần giảm thiểu. Do đó, chúng ta cần phải nâng cao chất lượng công việc mỗi ngày.”
Cha mẹ có vai trò quan trọng đối với việc chăm sóc trẻ sơ sinh
Trong nỗ lực giảm thiểu những can thiệp thừa thãi trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, chiến dịch “Lựa chọn thông minh” cũng khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của các bệnh nhân.
Theo Daniel Wolfson, phó chủ tịch và giám đốc điều hành của hiệp hội ABIM, một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ cho chiến dịch, chương trình “Lựa chọn thông minh” được khởi động ngay từ đầu để khuyến khích các cuộc đối thoại giữa các bệnh nhân và bác sỹ về việc lạm dụng các can thiệp y khoa vốn là một vấn đề có ảnh hưởng đến chất lượng và độ an toàn của các can thiệp đó, đồng thời có thể gây nên những ảnh hưởng có hại cho bệnh nhân.
Đối với các bệnh nhân là trẻ em thì vai trò này lại thuộc về cả các bậc cha mẹ, bao gồm việc trao đổi với bác sỹ về những lợi ích và tác hại tiềm tàng của các can thiệp y khoa và về các bằng chứng khoa học hỗ trợ cho việc sử dụng chúng.
Wolfson nói: “Chúng tôi thực sự quan tâm đến việc cộng đồng cần bắt đầu đặt các câu hỏi cho các bác sỹ đồng thời cũng trao đổi với các bác sỹ về tính cần thiết của các can thiệp này.”
Tiến sỹ Ho cho biết: Chúng tôi thực hiện những điều mà chiến dịch “Lựa chọn thông minh” khuyên nên làm, sau đó những người cha người mẹ sẽ kế thừa những nguyên tắc đó và áp dụng chúng vào cuộc sống của con cái họ.”
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.