Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

3 cách đánh bay vết rạn da cho chị em sau sinh

Những vết rạn da trên cơ thể sau sinh là minh chứng rõ ràng nhất cho sự hi sinh của chị em.

Tuy nhiên nó cũng gây ra không ít vấn đề và làm chị em cảm thấy tự ti hơn. Chị em hoàn toàn có thể làm mờ vết rạn da chỉ bằng những phương pháp dưới đây

Rạn da rất dễ gặp với chị em phụ nữ khi mang bầu. Theo thống kê có khoảng 60-90% phụ nữ bị rạn da khi mang thai, thường xuất hiện vào tháng thứ 3,nhiều nhất là từ tháng thứ 6 thai kì trở đi.

Các vùng da hay bị rạn là những vùng chứa nhiều mỡ như ngực, bụng, hông, mông, đùi… Vết rạn ban đầu có màu hồng hoặc đỏ tía, dần dần sẽ chuyển dần sang màu trắng đục.

Những vết rạn da thường hình thành trong thời gian mang thai khi trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh, khiến da không kịp phát triển để thích nghi. Mô liên kết dưới da (được tạo bởi các sợi collagen và elastin, giúp da đàn hồi) bị căng giãn quá mức rồi đứt gãy, tạo thành các vết lõm dài, nhiều nhánh trông như rễ cây và cuối cùng để lại các vết rạn chằng chịt trên da.

Trên thực tế, bạn rất khó có thể ngăn chặn việc rạn da khi mang bầu mà chỉ có thể làm giảm tình trạng rạn mà thôi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng một vài cách dưới đây để làm mờ vết rạn sau sinh nhé.

1. Sử dụng các loại dầu

Đầu tiên đó là dầu thầu dầu. Dầu thầu dầu là một trong những phương thuốc tự nhiên tuyệt vời cho nhiều vấn đề về da như đốm đen, nếp nhăn, đốm đồi mồi, nốt ruồi và triệu chứng rạn da.

Bôi dầu thầu dầu đều đặn là cách hiệu quả để làm mờ dần những vết rạn da và giúp chúng nhanh chóng biến mất. Cách làm thì vô cùng đơn giản, các mẹ chỉ cần thoa một chút dầu thầu dầu lên vùng da bị rạn và mát-xa nhẹ nhàng.

Mẹ nên mát-xa trong vòng 25-20 phút bằng cách xoay tròn, sau đó đặt một miếng vài cotton lên bụng và dùng chai nước ấm hoặc khăn ấm lăn trên da. Phương pháp này được cho là giúp giảm những vết rạn da rất hiệu quả.

Dầu dừa cũng có rất nhiều công dụng hữu ích trong ngăn ngừa rạn da và cũng vô cùng quen thuộc. Các mẹ đang mang bầu nên dùng dầu dừa khi mang thai tháng thứ 4-5 và dùng hàng ngày mỗi buổi tối sau khi tắm để bôi lên da bụng.

Sẽ khắc phục tốt rạn da khi mang thai. Với chị em đang cho con bú, có thể dùng dầu dừa bôi đầu ti để tránh bị nứt ti. Uống một thìa dầu dừa nhỏ mỗi sáng còn rất tốt cho sữa và làm nhiều sữa hơn.

Các mẹ bầu nên biết chẳng may bị rạn da khi mang thai, dầu dừa là sự lựa chọn tốt để hạn chế vết rạn và làm mờ dần vết rạn da.

Bên cạnh đó, dầu hoa oải hương cũng là một lựa chọn để các chị em cân nhắc. Biện pháp chữa trị này phải cần nhiều thời gian nhưng chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả như mẹ mong muốn.

3 cách đánh bay vết rạn da cho chị em sau sinh. Ảnh minh họa: Internet

2. Lòng trắng trứng

Mọi người thường ngại làm đẹp bằng lòng trắng trứng bởi chúng có mùi tanh và nhớt, tuy nhiên chúng lại rất tốt cho da sản phụ bị rạn. Lòng trắng trứng có chứa lượng lớn protein nên rất hữu ích trong việc làm trẻ hóa làn da. Ngoài ra, lòng trắng trứng cò giúp tái tạo làn da mới và giúp da nhẵn mịn hơn.

Hãy thử bôi lòng trắng trứng lên các vùng da bị rạn từ 1-3 lần/ngày, chắc chắn bạn sẽ nhân ra sự cải thiện đáng kể.

3. Xông hơi, mát-xa

Mát-xa vùng da bị rạn thường xuyên bằng dầu dừa, dầu oliu cũng khiến cho những vết rạn mau mờ. Những tác động xoa bóp nhẹ nhàng làm gia tăng sự lưu thông máu, tăng tính đàn hồi cho da và giúp mờ vết rạn nhanh chóng.

Bên cạnh đó, xông hơi cũng khá tốt cho da bị rạn. Xông hơi thường xuyên cũng sẽ giúp cho lỗ chân lông thông thoáng, loại bỏ những bụi bẩn trong da, giúp da săn chắc và giúp làm mờ vết rạn da. Mỗi lần xong hơi bạn nên xông khoảng 10 – 15 phút.

Khánh Vân - Theo Khoeplus.vn
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm