Các thay đổi trên da và tóc khi mang thai
Bạn sẽ thấy mình không còn giữ được làn da rạng rỡ, không tỳ vết như trước kia. Mái tóc cũng mất đi vẻ bóng mượt, trở nên khô và xơ hơn. Một vài phụ nữ phát hiện thêm những đốm sậm màu trên khuôn mặt và sự thay đổi về nội tiết tố sẽ khiến da bạn đen hơn một chút.
Đừng vội lo lắng, hãy mỉm cười nhé, bởi vì hơn bao giờ hết, mẹ bầu cần rạng ngời để có một thai kỳ khỏe mạnh cho bạn và cho con yêu trong bụng.
Hãy xem, những thay đổi đó thực chất là gì và làm thế nào để nó trở nên nhẹ nhàng nhất
Nám da
Một số phụ nữ mang thai thấy mặt mình bỗng dưng xuất hiện những mảng màu sẫm chủ yếu ở má, mũi, môi và trán, đây là hiện tượng nám da hay còn được biết đến là “mặt nạ của thai kỳ”.
Bệnh nám da được cho là do tác dụng của hormon sinh dục nữ gây kích thích các tế bào sắc tố trên da dẫn đến hình thành thêm sắc tố melanin (hắc tố) khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Một vài phụ nữ cũng bị nám da khi họ sử dụng thuốc tránh thai dạng viên.
Những phụ nữ thuộc typ da nâu sống ở những khu vực nhiều ánh nắng mặt trời là những người dễ bị nám da nhất. Những mảng nám này thường hết đi trong vòng một vài tháng sau sinh, tuy nhiên một số người có thể vẫn phải chung sống với chúng một vài năm.
Việc bảo vệ làn da bằng cách sử dụng kem chống nắng hàng ngày trong thai kỳ có thể hạn chế được căn bệnh này. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý sử dụng kem chống nắng phổ rộng, 100% từ thiên nhiên, có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn. Hãy tìm và sử dụng những loại kem chống nắng có kẽm oxit là thành phần chính, không chứa các thành phần độc hại cho da như sulfate, 1.4 dioxane và nitrosamine.
Ngoài ra bạn vẫn nên tiếp tục sử dụng kem chống nắng sau khi sinh do việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm nám da bị tái phát. Bác sỹ có thể kê thêm cho bạn một số loại kem giúp làm mờ vết nám.
Da và tóc thay đổi...
Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ khiến cho phần núm vú và quầng vú trở nên sậm màu hơn. Da của bạn cũng sẽ bị đen đi một chút, ngay cả những vết bớt, nốt ruồi và tàn nhang cũng bị sẫm màu hơn. Một vài phụ nữ thường xuất hiện một đường màu nâu ở giữa bụng. Những thay đổi này rồi sẽ dần trở lại bình thường sau khi bạn sinh con nên bạn cũng không cần quá lo lắng.
Việc tắm nắng trong khi mang thai cũng sẽ khiến da bạn dễ bị cháy nắng. Hãy bảo vệ làn da của mình bằng một loại kem chống nắng có chỉ số SPF cao và không nên ngồi lâu dưới ánh nắng mặt trời.
Trong thai kỳ, tóc bạn cũng thường sẽ mọc nhanh hơn và dễ bị dầu. Sau khi sinh, tóc sẽ bị rụng nhiều hơn một chút. Tuy nhiên bạn không cần lo lắng do lượng tóc của bạn trong thời gian mang thai cũng dầy hơn hẳn bình thường rồi.
Rạn da
Rạn da là một dạng bệnh thông thường của da, có bề ngoài giống như một dải dẹt, vằn sọc hay những đường nứt nhỏ. Rạn da xuất hiện khi có một sự kéo dãn của da và thường có liên quan đến việc tăng kích thước của bụng trong thời kỳ mang thai. Rạn da thường xuất hiện ở bụng, đùi trên, đôi khi ở ngực khi bụng bầu đang to dần lên. Dấu hiệu đầu tiên bạn có thể lưu ý đó là ngứa ở xung quanh vùng da bị rạn.
Rạn da là một căn bệnh khá phổ biến trong cộng đồng và không chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ có thai. Bệnh này có thể xuất hiện khi da bị kéo dãn, ví dụ như trong giai đoạn phát triển của tuổi dậy thì hoặc khi tăng hay giảm cân. Tuy nhiên, sự thay đổi về hormon sẽ ảnh hưởng nhiều đến da khiến phụ nữ có thai trở nên dễ bị rạn da hơn.
Mẹ bầu sẽ bị rạn da nhiều hơn nếu tăng cân nhiều hơn số cân nặng nên tăng trong thai kỳ. Thông thường, một phụ nữ có sức khỏe và cân nặng bình thường nên tăng khoảng 10 kg – 12 kg khi mang thai.
Rạn da không gây nguy hiểm hay những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cũng không đến mức cần phải đi khám, hoặc điều trị. Sau khi sinh con, theo thời gian, da của bạn sẽ co lại và các vết rạn sẽ mờ dần tạo thành những vết sẹo màu trắng.
Một số quảng cáo giới thiệu về các loại kem có tác dụng điều trị rạn da, tuy nhiên hiện chưa hề có bằng chứng chứng minh hiệu quả của chúng. Đồng thời tác dụng của các loại dầu bôi hay kem giúp phòng chứng rạn da hiện cũng đang gây nhiều tranh cãi.
Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Những lưu ý để rạng ngời khi mang thai
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh