Cách chạy bộ tác động tới cơ thể của bạn
Chạy bộ tác động tới cơ thể như thế nào?
Tìm hiểu khái quát về cách chạy bộ tác động tới cơ thể trong infographic sau:
Trong vài giây đầu tiên
Cơ thể giải phóng adenosine triphosphate (ATP) cho cơ bắp sử dụng. ATP là các phân tử năng lượng được tạo ra từ thực phẩm bạn ăn, nó được lưu trữ trong cơ bắp và máu. ATP chuyển hóa thành adenosine diphosphate (ADP) - một phân tử năng lượng khác để cung cấp cho bạn sức mạnh. ADP chuyển hóa trở lại thành ATP sau đợt khởi động ban đầu này.
Trong 90 giây đầu tiên
Các tế bào phân hủy glycogen - đơn vị lưu trữ năng lượng của cơ thể, giải phóng ATP nhiều hơn, cũng như lấy glucose trực tiếp từ máu. Cơ bắp lúc này phải giải phóng acid lactic gây ra cảm giác nóng bỏng.
Vài phút tiếp theo
Tim bắt đầu đập nhanh hơn và cơ thể bắt đầu đốt cháy calorie. Bạn sẽ cảm thấy khó thở và đổ mồ hôi. Khó thở là do cơ thể cần nhiều oxy hơn để sử dụng glucose hiệu quả. Mồ hôi là cơ chế tự làm mát của cơ thể, bởi lẽ đốt cháy glycogen và oxy làm tăng nhiệt độ cơ thể.
Máu hướng về phía cơ bắp và tránh xa các chức năng không phải là ưu tiên tại thời điểm này, ví dụ như tiêu hóa.
Trong vòng 10 phút
Nếu bạn có hình thể tốt, bạn sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn. Vì có nguồn cung cấp ATP tốt trong cơ bắp cũng giúp cơ thể sử dụng oxy và glucose hiệu quả. Ngược lại, nguồn cung cấp ATP thấp sẽ khiến tích tụ acid lactic và làm bạn cảm thấy mệt mỏi.
Sau 30 phút
Khi tốc độ của bạn chậm lại, hơi thở và nhịp tim cũng chậm theo. Bộ não lúc này giải phóng nhiều dopamine - hormone tăng cường tâm trạng, nhờ vậy bạn sẽ có được một tâm trạng tốt hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 bước để tránh căng cơ, giảm mỏi mệt khi chạy
Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị cúm và các bệnh truyền nhiễm khác, nhưng người cao tuổi có nguy cơ tiến triển nặng hơn nếu họ mắc bệnh. Nếu bạn từ 65 tuổi trở lên, tiêm vaccine là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng có thể phòng ngừa được.
Con người không thể thiếu magiê, bởi vì nó rất quan trọng đối với mọi hoạt động của cơ thể, đặc biệt là xương và hệ tim mạch.
Hạ phospho máu là tình trạng nồng độ phospho trong máu thấp bất thường. Tình trạng này thường gặp ở những người mắc các bệnh như: nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm toan ceton do tiểu đường hoặc có thể xảy ra khi rối loạn sử dụng rượu.
Magiê là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ. Thiếu magiê trẻ sẽ chậm lớn, hệ thống thần kinh và bắp thịt hoạt động không được điều hoà, đưa đến thiếu canxi và phốtpho, gây nên các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức, run rẩy, co giật tay chân.
Gia đình sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ học khi chúng học ở nhà. Vậy bạn đã có cách dạy phù hợp chưa? Hãy làm theo 1 số mẹo này nếu bạn chưa có cách!
Rau xanh và trái cây là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Chúng chứa nhiều vitamin và chất xơ, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Chế biến đúng cách sẽ giúp tận dụng tối đa lượng dinh dưỡng của rau củ.
Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần phức tạp, thường bị hiểu lầm, đồng thời thông tin sai lệch và sự kỳ thị xung quanh tình trạng này vẫn còn phổ biến ở nhiều xã hội. Vậy nên việc thay đổi mọi quan niệm sai lầm về bệnh tâm thần phân liệt, cũng như thúc đẩy sự đồng cảm và thấu hiểu đối với những người đang sống chung với căn bệnh này là điều rất quan trọng.
Trái cây là lựa chọn hàng đầu để tăng cường hệ miễn dịch. Bạn hãy đảm bảo ăn 3-4 phần trái cây mỗi ngày.