Cách chăm sóc làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh trong mùa đông
Làn da của bé mỏng manh và nhạy cảm, nên rất dễ bị viêm. Các biểu hiện đầu tiên giúp cha mẹ có thể nhận biết con bị viêm da là lớp bề mặt có nổi mẩn đỏ, xuất hiện vùng da đỏ ửng, ngứa, bong vẩy và sưng tấy...
Các dạng viêm da thường gặp ở trẻ:
- Viêm da tiếp xúc: Viêm da tiếp xúc có hai loại là viêm da tiếp xúc do kích ứng và dị ứng. Viêm da kích ứng xảy ra do một chất bên ngoài tác động lên bề mặt da như axit, chất tẩy rửa... Còn viêm da dị ứng xảy ra do tiếp xúc với vi khuẩn, nấm...
- Viêm da cơ địa (chàm, eczema): Loại viêm da này có thể xuất hiện ở má, da đầu, sau đó lan sang cánh tay, chân, ngực hoặc các bộ phận khác trên cơ thể... Biểu hiện của viêm da cơ địa là phát ban đỏ, khô dày, có vảy kèm nốt có nước, dễ vỡ khi bị xây xát.
![]() |
Vào mùa đông, ngoài giữ ấm cho bé, cha mẹ cũng cần lưu tâm đến chăm sóc da. Ảnh: Health. |
- Viêm da tiết bã: Ở trẻ em, viêm da tiết bã thường ảnh hưởng ở vùng da đầu và những khu vực có tuyến bã hoạt động mạnh. Trẻ mắc bệnh này sẽ có các mảng với vảy vàng hoặc trắng kèm nhờn, do sự phát triển của một loại nấm hoặc sự phát triển nhanh quá mức của các tế bào ở da đầu.
Nguyên nhân gây nên viêm da ở trẻ, gồm: da khô, yếu tố môi trường, vi khuẩn trên da, vệ sinh kém, da tiếp xúc với các chất gây kích ứng và dị ứng.
Cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh trong mùa đông:
Không dùng nước quá nóng cho da trẻ
Vào mùa đông, da của bé cũng có xu hướng bị khô như người lớn. Nhiều phụ huynh dùng nước quá nóng để rửa mắt hay lau người cho bé có thể khiến da bị khô, nứt nẻ. Vì vậy, cha mẹ cần kiểm tra nước để tránh bị nóng quá. Mỗi tuần có thể tắm cho bé khoảng 2-3 lần. Người tắm cho bé cần chọn vị trí kín gió, ấm áp và không tắm quá lâu dẫn đến da bị khô. Sau khi lau khô người, cha mẹ có thể thoa lên da của bé một lớp kem dưỡng dành cho trẻ em để đảm bảo độ ẩm.
Chọn quần áo phù hợp
Bên cạnh việc dùng các sản phẩm chăm sóc da dành cho trẻ, phụ huynh cũng cần lựa chọn đúng quần áo không ảnh hưởng đến làn da mỏng manh của bé. Nhiều cha mẹ có khuynh hướng mặc nhiều lớp quần áo dày cho con. Tuy nhiên, làm như vậy khiến cho bé ra mồ hôi dễ cảm lạnh và gây kích ứng da. Mồ hôi ra nhiều làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến đỏ da hoặc phát ban. Vì vậy, phụ huynh có thể mặc nhiều lớp quần áo nhưng vẫn phải đảm bảo sự thoải mái cho trẻ và không gây đổ mồ hôi. Cha mẹ nên mặc quần áo len ở ngoài cùng để tránh tiếp xúc với da. Quần áo, tã, khăn của bé phải được giữ sạch sẽ và khử trùng, giúp ngăn ngừa bệnh ngoài da.
Đừng quên chăm sóc má và môi của bé
Không khí lạnh, khô hanh có thể khiến cho da của bé bị khô, nứt nẻ. Để chăm sóc môi, má của bé, cha mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày. Mọi người lưu ý chọn sản phẩm được chứng nhận an toàn, không gây dị ứng, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Khi đưa trẻ ra ngoài cần lưu ý dưỡng ẩm cho da. Vào những ngày có gió, bạn nhớ dùng dung cụ che chắn để tránh gió lùa vào xe đẩy của bé.
Dùng dầu dành cho trẻ em để massage da của bé
Phụ huynh có thể giúp da của bé mềm mại, không bị khô bằng cách dùng các loại dầu dành cho trẻ em. Cha mẹ có thể thoa dầu khắp cơ thể bé rồi massage nhẹ nhàng giúp dầu thấm vào da, ngăn ngừa nứt nẻ.
Đảm bảo độ ẩm không khí trong nhà
Mùa đông với kiểu thời tiết hanh khô dẫn đến da của bé bị khô, kém mềm mại, nứt nẻ. Bạn có thể sử dụng máy làm ẩm không khí để bé không khó chịu. Với trẻ trên 6 tháng hoặc trẻ đã ăn dặm cần uống thêm nước ấm vào những ngày lạnh, nhằm tránh mất nước và khô da.
Nhớ mang các phụ kiện cho bé khi ra ngoài
Bên cạnh việc mặc áo khoác, quàng khăn cho trẻ, phụ huynh đừng quên đội mũ trùm đầu, đeo găng tay và tất chân cho bé để bảo vệ các vùng da mềm ở đầu, bàn tay, bàn chân. Trong khi đi lại, cha mẹ nên kiểm tra tay, chân của bé để đảm bảo hai bộ phận này luôn ấm. Nếu khi mặc quần áo, đội mũ mà thấy trẻ đổ mồ hôi đừng quên nới lỏng giúp bé thoải mái.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tìm hiểu về các loại bớt hay gặp trên da trẻ em
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.