Hẹp van hai lá xảy ra khi van hai lá mở ra bị hẹp. Điều đó có nghĩa là không có đủ máu chảy qua. Nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau, như mệt mỏi, khó thở, huyết khối và suy tim.
Nguyên nhân
Hẹp van hai lá thường gây ra do thấp tim. Bệnh gặp nhiều ở trẻ em do hệ miễn dịch phản ứng lại với nhiễm liên cầu. Thấp tim là một biến chứng nặng của viêm họng do liên cầu hoặc sốt tinh hồng nhiệt.
Các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi thấp tim phần lớn gặp ở các khớp và tim. Các khớp bị viêm và có thể để lại di chứng tạm thời hoặc vĩnh viễn. Màng ngoài tim, cơ tim, nội tâm mạc cũng có thể bị viêm.
Bệnh có thể tiến triển từ 5-10 năm trước khi có ảnh hưởng đến van hai lá hoặc bất kì van tim nào khác.
Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, hầy hết các trường hợp hẹp van hai lá ở người lớn đều bị thấp tim. Nó cũng xảy ra nhiều ở những nước mà bệnh thấp tim lưu hành nhiều.
Những yếu tố khiến một số người dễ bị hẹp van hai lá hơn những người khác là không rõ ràng, nhưng theo thống kê thì phụ nữ có nguy cơ nhiều hơn nam giới.
Bệnh tim bẩm sinh có thể gây hẹp van hai lá ở trẻ nhỏ. Những trẻ này cần được phẫu thuật.
Trong những trường hợp hiếm gặp, canxi có thể lắng đọng lại gây hẹp van hai lá. Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân hiếm gặp hơn gây hẹp van hai lá bao gồm:
Triệu chứng
Hẹp van hai lá thường gây ra khó thở, đặc biệt là khi tập luyện hoặc khi nằm.
Những triệu chứng thường gặp khác, bao gồm:
Nếu hẹp van hai lá ở mức độ nghiêm trọng, bạn có thể cảm thấy tim đập rất nhanh.
Hiếm gặp hơn, bạn có thể thấy khó chịu ở ngực, như bị căng ra hoặc co thắt lại, đau lan ra phía ngoài ngực.
Ở một vài trường hợp, hẹp van hai lá có thể không gây ra bất kì triệu chứng nào, hoặc các triệu chứng có thể chỉ xuất hiện khi luyện tập. Bạn cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc mang thai.
Bên cạnh các triệu chứng thường gặp, trẻ bị hẹp van hai lá có thể chậm phát triển thể chất và tinh thần.
Chẩn đoán
Bác sỹ sẽ chẩn đoán hẹp van hai lá qua thăm khám lâm sàng và một số xét nghiệm khác để chẩn đoán xác định bệnh và tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề như siêu âm tim, chụp Xquang ngực, siêu âm tim qua thành thực quản, thông tim. Những xét nghiệm để đánh giá nhịp tim bất thường, bao gồm điện tâm đồ và Holter điện tim; test gắng sức để đánh giá sức chịu đựng của tim với hoạt động thể lực.
Điều trị
Việc điều trị có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào các triệu chứng và mức độ bệnh của bạn. Nếu bạn không có triệu chứng gì và chỉ hẹp van hai lá ở mức độ nhẹ, bạn có thể không cần điều trị gì.
Thuốc và điều trị nội khoa
Nếu hẹp van hai lá gây ra triệu chứng, bác sỹ có thể chỉ định một số thuốc để điều trị triệu chứng như: thuốc chống đông, thuốc lợi tiểu, thuốc chống loạn nhịp, thuốc chẹn beta.
Nong van tim
Nếu bạn yêu cầu điều trị nhiều hơn chỉ đơn thuần là điều trị nội khoa, nhưng van hai lá của bạn không có tổn thương đến mức cần phải phẫu thuật thì nong van tim là một lựa chọn. Một ông thông với một quả bóng ở đầu sẽ được đưa qua tĩnh mạch vào tim. Khi đến van hai lá, quả bóng sẽ được thổi phồng lên và mở rộng lỗ van. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần làm thủ thuật này nhiều lần.
Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể trở nên cần thiết để sửa chữa van hai lá đảm bảo chức năng thích hợp. Nếu không thể sửa được, bạn có thể cần phải thay một van mới. Nó có thể là van sinh học (nó có thể từ bò, lợn hoặc người hiến xác), hoặc van hóa học.
Biến chứng
Nếu không được phát hiện và điều trị, hẹp van hai lá có thể gây nhiều biến chứng phức tạp. Hầu hết các trường hợp, bệnh nhân sẽ xuất hiện rối loạn nhịp tim ví dụ như rung nhĩ.
Viêm nội tâm mạch và suy tim có thể xảy ra.
Hẹp van hai lá có thể ảnh hưởng đến phổi, gây phù phổi hoặc tăng áp động mạch phổi.
Thay đổi lối sống
Mặc dù thay đổi lối sống không thể sữa chữa van tim đã bị hẹp nhưng nó có thể làm giảm triệu chứng hoặc làm giảm tiến triển của bệnh.
Bác sĩ có thể khuyên bạn có chế độ ăn giảm rượu, cafein, các chất kích thích (ví dụ như thuốc ho và cảm lạnh), muối.
Bạn nên duy trì cân nặng hợp lí, cũng như luyện tập để duy trì vóc dáng. Tuy nhiên, chế độ luyện tập cần phải phù hợp với tình trạng bệnh vì những bài tập quá mạnh có thể gây bùng phát các triệu chứng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Điều trị hẹp van hai lá
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?