Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các vấn đề sức khỏe có thể gây tăng cân

Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu các vấn đề sức khỏe có thể gây ra tăng cân trong bài viết dưới đây

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn tăng cân mà không phải do ăn uống quá nhiều, trong đó phải kể đến một số vấn đề sức khỏe dưới đây:

Suy giáp

Bạn có thể bắt đầu tăng cân nếu tuyến giáp - một tuyến nhỏ hình con bướm ở phía trước cổ, ngừng sản xuất hormone. Suy giáp có thể làm mỏng tóc, làm khô da, hay cảm thấy lạnh, mệt mỏi, táo bón và thậm chí trầm cảm. Một xét nghiệm máu đơn giản có thể xác định xem nồng độ hormone tuyến giáp có thấp hay không và các bác sĩ có thể bổ sung hormone nhân tạo giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

 

Trầm cảm

Tăng cân và thậm chí béo phì là một trong những tác dụng phụ về thể chất có thể xảy ra khi bị trầm cảm. Những người mắc chứng rối loạn tâm trạng này thường có nồng độ “hormone căng thẳng” cortisol cao hơn, có thể khiến mỡ tích tụ quanh bụng. Trầm cảm cũng có thể khiến bạn tăng cân vì bạn sẽ cảm thấy quá chán nản để ăn uống đúng cách hoặc tập thể dục. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị tình trạng này cũng có thể gây ra tăng cân. Vậy nên hãy đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia tâm lí nếu bạn cảm thấy chán nản.

Mất ngủ

Những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm có xu hướng tích nhiều mỡ trong cơ thể hơn. 8 tiếng là thời gian ngủ lý tưởng để giúp bạn giảm cân. Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể bạn tạo ra quá nhiều hormone cortisol và insulin, có thể làm tăng cân. Tình trạng thiếu ngủ cũng có thể làm rối loạn các hormone báo hiệu cơn đói và khiến bạn thèm ăn, đặc biệt là những món chứa nhiều chất béo và đường.

Nếu bạn muốn giảm cân hiệu quả và an toàn, hãy cân nhắc tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn chế độ ăn uống và huấn luyện viên cá nhân chuyên nghiệp. Nếu bạn muốn có một phác đồ giảm cân BỀN VỮNG - AN TOÀN - HIỆU QUẢ - CHÍNH THỐNG cùng các chuyên gia dinh dưỡng và tập luyện hàng đầu, hãy đăng ký ngay các Gói khám Giảm cân dành cho người thừa cân béo phì tại Trung tâm Điều trị Béo phì & Hội chứng chuyển hóa và Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

 

Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY

Mãn kinh

Sự sụt giảm hormonone estrogen trong thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng mỡ bụng. Nhưng sự suy giảm hormone không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra tình trạng này. Bốc hỏa, khó ngủ và mệt mỏi trong thời kì tiền mãn kinh của phụ nữ có thể cản trở việc ăn uống lành mạnh và tập thể dục. Nếu bạn đã bị thiếu ngủ và buồn chán, bạn có thể tìm đến một thanh kẹo thay vì chuẩn bị một bữa ăn bổ dưỡng. Bác sĩ sẽ là người có thể giúp bạn cải thiện các vấn đề trong thời kì mãn kinh.

Hội chứng Cushing

Thông thường, cortisol giúp giữ cho huyết áp và lượng đường trong máu của bạn ở mức bình thường. Nhưng khi tuyến thượng thận tạo ra quá nhiều hormone gây căng thẳng này sẽ có thể làm tăng mỡ đặc biệt là mỡ ở bụng và cổ của bạn. Bạn sẽ dễ bị bầm tím hơn và nhận thấy tay chân yếu hơn, gầy hơn, khuôn mặt tròn và những vết rạn da lớn màu tím. Sau khi tìm ra nguyên nhân và bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc thuốc giảm cortisol thích hợp cho bạn.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Không có xét nghiệm nào có thể cho một phụ nữ biết họ mắc bệnh này. Người bị buông trứng đa nang có thể bị rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, mọc nhiều lông trên mặt và cơ thể hoặc nổi mụn. Ngoài ra, u nang có thể phát triển trên buồng trứng của bạn. Quá nhiều nội tiết tố nam androgen gây ra nó. Bạn cũng có thể tăng cân vì bạn ít nhạy cảm hơn với insulin, một loại hormone giúp cơ thể chuyển hóa lượng đường trong máu thành năng lượng. Bạn nên đến gặp các bác sĩ để được hỗ trợ giúp cân bằng  lại nội tiết tố hoặc thay thế các kích thích tố.

Suy tim sung huyết

Đây là tình trạng khi trái tim của bạn không bơm đủ mạnh. Nếu bạn tăng cân đột ngột 1-1.5kg trong một ngày hoặc hơn 2.5 kg một tuần thì có nghĩa là bệnh đang trở nên tồi tệ hơn. Các triệu chứng kèm theo của suy tim sung huyết như sưng bàn chân và mắt cá chân, mạch nhanh, thở nặng, huyết áp cao, mất trí nhớ và lú lẫn. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được theo dõi nếu có các triệu chứng bất thường kể trên để được điều trị kịp thời.

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Nếu bạn ngáy to hoặc cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, đó có thể là dấu hiệu bạn có thể mắc phải tình trạng ngưng thở khi ngủ. chứng ngưng thở khi ngủ là khi đường thở của bạn thường xuyên bị tắc nghẽn trong vài giây khi ngủ. Thừa cân hoặc béo phì là một trong những nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ, nhưng thừa cân béo phì cũng có thể là một triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này có thể khiến bạn dễ mắc các vấn đề về gan, suy tim và huyết áp cao. Bác sĩ của bạn có thể cho bạn sử dụng máy thở CPAP hoặc các phương pháp điều trị khác.

Phù nề

Bạn cảm thấy cơ thể sưng nề, tích nước? Tình trạng này xảy ra khi cơ thể bạn giữ quá nhiều nước, thường là ở các chi. Tay và chân bạn có thể sưng lên và cảm thấy căng và khó cử động. Bản thân phù nề thường không phải là vấn đề lớn và các thuốc lợi tiểu có thể giúp loại bỏ tình trạng này nếu nó không tự khỏi. Nhưng bạn nên thăm khám để kiểm soát nguyên nhân gây phù nề, chẳng hạn như bệnh tim, thận, gan và phổi đều là những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

Hội chứng chuyển hóa

Đó là một nhóm các tình trạng xảy ra cùng nhau và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường. Huyết áp, lượng đường trong máu, cholesterol và mỡ trong cơ thể của bạn có thể ở mức không lành mạnh. Thông thường các bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa sẽ không có triệu chứng rõ ràng nào ngoại trừ tăng cân. Bác sĩ của bạn có thể giúp bạn quản lý  cân nặng và vấn đề sức khỏe bằng những thay đổi trong chế độ ăn uống và tập thể dục cũng như thuốc và trong một số trường hợp hiếm gặp là phẫu thuật giảm cân.

Bệnh tiểu đường

Tùy thuộc vào loại tiểu đường type 1 hay 2, bạn có thể điều trị bệnh tiểu đường bằng cách kết hợp chế độ ăn kiêng, tập thể dục, sử dụng insulin và thuốc. Insulin giúp cơ thể bạn sử dụng năng lượng. Nhưng nó cũng khiến cơ thể bạn dễ dàng tích trữ năng lượng hơn, điều này thường có thể dẫn đến tăng cân. Ngoài ra, bạn có thể muốn ăn nhiều hơn để ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết do một số phương pháp điều trị. Bạn nên tìm đến các bác sĩ tư vấn để biết cách cân bằng tốt nhất chế độ ăn uống, tập thể dục, insulin và thuốc để kiểm soát cân nặng và bệnh tiểu đường của bạn.

Steroid

Bạn có thể sử dụng steroid để điều trị bệnh hen suyễn, một số loại viêm khớp và các bệnh khác. Liều lượng càng cao và thời gian sử dụng càng lâu thì càng có nhiều khả năng khiến bạn đói thêm! Điều đó có thể dẫn đến  việc bạn ăn quá nhiều và gây tăng cân. Vậy nên bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để tránh được tác dụng phụ của việc điều trị steroid.

Thuốc thông thường

Một số loại thuốc có thể khiến bạn đói hoặc có thể làm chậm quá trình đốt cháy calo của cơ thể bạn hoặc thay đổi cách cơ thể bạn hấp thụ chất dinh dưỡng, có những loại thuốc lại khiến cơ thể bạn tích nước nhiều hơn. Đôi khi, các nhà khoa học không biết chắc tại sao một loại thuốc lại gây tăng cân. Một số loại thuốc phổ biến là thuốc tránh thai, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc động kinh và thuốc chẹn beta (đối với huyết áp cao) là những loại thuốc có thể khiến bạn tăng cân.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đối phó với việc tăng cân sau khi cai thuốc lá

BS Hoài Thu - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (Tổng hợp) -
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm