Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các triệu chứng của bệnh cúm B là gì?

Bệnh cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. ‎Bệnh cúm nguy hiểm là do tính lây lan nhanh và gây thành dịch. Bệnh có thể xảy ra dưới nhiều mức độ khác nhau như đại dịch, dịch, dịch nhỏ địa phương và các trường hợp tản phát.

Cúm B là gì?

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Có ba loại cúm chính: A, B và C. Các loại A và B tương tự nhau, nhưng cúm B chỉ có thể truyền từ người sang người.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ báo cáo cả hai loại cúm A và B có thể nghiêm trọng như nhau, không như quan niệm sai lầm trước đây cho rằng cúm B có xu hướng là một bệnh nhẹ hơn. Dấu hiệu phổ biến của virus cúm là sốt, thường hơn 37,8ºC. Bệnh cúm rất dễ lây lan và trong những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. 

Các loại cúm

Có ba loại cúm chính:

  • Cúm A: Là dạng cúm phổ biến nhất, cúm A có thể lây lan từ động vật sang người và được biết là gây ra đại dịch
  • Cúm B: Tương tự như cúm A, cúm B cũng rất dễ lây lan và có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bạn trong những trường hợp nặng hơn. Tuy nhiên, cúm B chỉ có thể lây từ người sang người. Cúm B có thể bùng phát theo mùa và lây lan quanh năm
  • Cúm C: Loại này là phiên bản nhẹ nhất của bệnh cúm. Nếu bị nhiễm cúm loại C, các triệu chứng của bạn sẽ không quá nghiêm trọng

Các triệu chứng cúm B

Việc phát hiện sớm tình trạng nhiễm cúm có thể ngăn ngừa virus trở nên trầm trọng hơn và giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất. Các triệu chứng phổ biến của bệnh cúm B bao gồm:

  • sốt
  • ớn lạnh
  • viêm họng
  • ho khan
  • chảy nước mũi và hắt hơi
  • mệt mỏi
  • đau cơ và đau nhức cơ thể

Các triệu chứng về hô hấp

Tương tự như cảm lạnh thông thường, cúm B có thể khiến bạn gặp các triệu chứng về đường hô hấp. Các triệu chứng khởi phát có thể bao gồm:

  • ho khan
  • ngạt mũi
  • viêm họng
  • sổ mũi

Tuy nhiên, các triệu chứng hô hấp của bệnh cúm có thể trầm trọng hơn và dẫn đến các biến chứng sức khỏe khác. Nếu bạn bị hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn và thậm chí có thể gây ra một cơn hen.

Nếu không được điều trị, hoặc trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, cúm B có thể gây ra viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp, suy thận, viêm cơ tim, nhiễm trùng huyết,...

Các triệu chứng cơ thể

Dấu hiệu phổ biến của bệnh cúm là sốt có thể lên tới 41,1ºC. Nếu cơn sốt của bạn không giảm trong vài ngày, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng bao gồm:

  • ớn lạnh
  • nhức mỏi cơ thể
  • đau bụng
  • mệt mỏi

Trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh cúm có thể gây tiêu chảy hoặc đau dạ dày. Các triệu chứng này phổ biến hơn ở trẻ em. Trẻ em nhiễm cúm B có thể bị buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, ăn mất ngon,...

Cúm B có thể khiến bạn gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn cảm lạnh thông thường. Trong một số trường hợp, bệnh có thể tự khỏi mà không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của bạn xấu đi hoặc không cải thiện sau vài ngày, hãy lên lịch thăm khám với bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về bệnh cúm

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

  • 18/06/2025

    Tiêm chủng vaccine có thật sự cần thiết?

    Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.

  • 18/06/2025

    Bổ sung vitamin D3 từ nguồn nào tốt?

    Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).

  • 17/06/2025

    Làm gì để da không bắt nắng?

    Mùa hè với ánh nắng gay gắt là thời điểm làn da dễ bị tổn thương nhất. Vậy làm sao để bảo vệ da không bị bắt nắng, duy trì làn da khỏe mạnh và sáng mịn?

  • 17/06/2025

    Có phải tất cả các dạng Vitamin K2 đều giống nhau?

    Trong số các vitamin thiết yếu đối với cơ thể, Vitamin K2 đang ngày càng được chú ý nhờ vai trò nổi trội đối với sức khỏe xương và tim mạch. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn còn băn khoăn rằng: liệu tất cả các dạng Vitamin K2 có thực sự giống nhau và mang lại hiệu quả như nhau? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam làm rõ những điểm khác biệt giữa các dạng Vitamin K2 trong bài viết dưới đây.

Xem thêm