Trong những ngày này khi nhiệt độ xuống thấp, thời tiết các tỉnh phía bắc có độ ẩm rất cao là tiền đề cho cúm mùa hoạt động. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim mạch bị mắc cúm. Mùa này cũng là mùa mà các bệnh lý tim mạch tăng cao nhất trong năm.
Không thể phủ nhận là nhiều năm qua chúng ta coi cúm mùa là hoàn toàn bình thường và ít được chú ý, kể cả những bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy cúm mùa làm tăng nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não. Bài viết này tôi đề cập đến một vấn đề bị bỏ qua nhiều năm qua ở nước ta trong chăm sóc sức khỏe tim mạch.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa bệnh lý tim mạch và cúm mùa. Tử vong tim mạch và cúm mùa có đỉnh cùng thời gian với nhau và chúng ta sẽ gặp nhiều nhất vào mùa này trong năm. Bệnh nhân bị cúm có nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng gấp 6 lần so với không bị cúm. Thời gian này trong năm cũng là thời gian gặp nhiều ca nhồi máu cơ tim nhất. Một nghiên cứu ở Mỹ năm 2020 cũng cho thấy trên 300.000 bệnh nhân nhập viện do cúm thì có 11,5% bệnh nhân có biến chứng tim mạch nghiêm trọng. Nghiên cứu cho thấy 31% những bệnh nhân này cần chăm sóc tim mạch đặc biệt và 7% tử vong.
Lý do cúm ảnh hưởng lên hệ thống tim mạch qua đáp ứng của phản ứng viêm đối với cơ thể. Khi viêm nhiễm xuất hiện, các tế bào máu tăng hoạt động dễ hình thành nên các huyết khối trong lòng mạch. Nó cũng làm phản ứng tăng huyết áp. Nó rất dễ làm nứt vỡ các mảng xơ vữa trong lòng mạch gây ra nghẽn dòng máu gây ra tắc mạch ở tim và não. Các biến chứng khác nữa của virus cúm gây ra viêm đường hô hấp làm viêm nhiễm ở phổi gây ra khó thở đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch. Nó làm cho bệnh nhân suy tim và rối loạn nhịp trở nên tồi tệ hơn. Thêm nữa một số virus có thể đánh vào cơ tim và màng tim gây những vết sẹo ở tim và có thể dẫn tới rối loạn nhịp hoặc suy tim sau này. Một số virus gây viêm cơ tim có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm thậm trí có nguy cơ tử vong.
Các triệu chứng cúm thường bao gồm sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi, đau khắp mình mẩy, đau đầu, mệt mỏi. Một số người có thể có triệu chứng buồn nôn, ỉa chảy. Những triệu chứng này thường gặp hơn ở trẻ em.
Điều trị cúm bao gồm các thuốc hạ sốt, các thuốc nâng cao thể trạng như các thuốc vitamin, một số bệnh nhân có thể dùng thêm thuốc kháng virus. Thuốc kháng virus nên được dùng sớm trong 48 giờ sau khi có triệu chứng đầu tiên.
3. Các lưu ý ở bệnh nhân cúm có bệnh tim mạch
Chúng ta nên dự trữ các thuốc về tim mạch cho chúng ta ít nhất là 2 tuần khi bị cúm. Không nên dừng các thuốc tim mạch đang dùng khi không có tham khảo từ các bác sĩ điều trị cho bạn. Những bệnh nhân suy tim nên chú ý triệu chứng khó thở. Những thay đổi về triệu chứng khó thở nên đến khám ngay khi cần thiết.
Những bệnh nhân tim mạch khi bị cúm có những triệu chứng sau đây nên đi khám ngay lập tức:
Với trẻ em:
Thấy có khó thở;
Môi hoặc mặt xanh tím;
Co xương sườn mỗi khi thở;
Đau ngực;
Đau cơ nhiều (trẻ sợ không dám đi lại);
Mất nước (không đi tiểu trong 8 giờ, môi khô, khóc không có nước mắt);
Co giật;
Không giao tiếp khi thức;
Sốt trên 40 độ;
Sốt hoặc ho sau khi đã đỡ lại có triệu chứng quay trở lại hoặc các triệu chứng này càng tồi đi;
Các dấu hiệu bệnh tim nặng thêm.
Với người lớn:
Khó thở;
Đau ngực dai dẳng;
Choáng váng, lẫn, đánh thức không dậy;
Co giật;
Không đi tiểu;
Đau cơ nhiều;
Mệt nhiều không tự đứng được;
Sốt hoặc ho sau khi đã đỡ lại có triệu chứng quay trở lại hoặc các triệu chứng này càng tồi đi;
Các dấu hiệu bệnh tim nặng thêm.
Vaccine phòng cúm là cách tốt nhất cho bệnh nhân tim mạch vì họ có nguy cơ cao các biến chứng do cúm gây ra. Tiêm chủng vaccine cho thấy làm thấp các biến cố tim mạch ở những bệnh nhân có bệnh tim, đặc biệt những người có bệnh tim nặng trong những năm gần đây. Tiêm vaccine thường sẽ thay đổi theo mỗi mùa theo sự thay đổi của virus. Thường 6 tháng mỗi lần nên được tiêm chủng vaccine ở những bệnh nhân tim mạch hoặc ở người lớn tuổi. Thời gian lý tưởng nhất để tiêm thường là cuối tháng 10.
Ngoài ra những bệnh nhân tim mạch nên có những cách dự phòng hàng ngày như rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người sốt hoặc ốm. Dùng các thuốc tim mạch đầy đủ. Tập luyện và tránh các căng thẳng. Chế độ ăn đủ chất.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Đỉnh điểm cúm mùa: Người dân có nên đổ xô đi mua thuốc Tamiflu?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe, nhất là với một số nhóm người.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt.