Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các thành phần tự nhiên giúp giảm ngứa do muỗi đốt

Những người dễ bị muỗi đốt thường là do phối hợp nhiều nguyên nhân từ mùi hương, ánh sáng, nhiệt độ cơ thể và độ ẩm trên da. Nếu bạn thường xuyên thu hút muỗi, bạn hẳn sẽ rất muốn làm giảm cảm giác muỗi đốt và các vết muỗi đốt càng nhanh càng tốt.

Một số chủng muỗi nhất định, ví dụ như các loại muỗi lây truyền sốt xuất huyết sẽ thích vi khuẩn và mồ hôi hơn. Một số chủng muỗi khác sẽ thích khí carbon dioxide do con người thở ra và một số mùi hương nhất định trên tay hơn. Nếu bạn thường xuyên có các hoạt động ngoài trời, như leo núi, ra ngoài sân chơi hoặc đi dã ngoại, thì bạn nên biết một số thành phần tự nhiên giúp giảm ngứa do côn trùng đốt dưới đây, điều này đặc biệt hữu ích đối với trẻ em – đối tượng cực kỳ nhạy cảm với muỗi.

Tinh dầu bạch đàn chanh

Được sử dụng từ những năm 1940, tinh dầu bạch đàn chanh là một trong những chất chống muỗi nổi tiếng nhất. CDC Hoa Kỳ đã chấp thuận sử dụng tinh dầu bạch đàn chanh là một trong những hoạt chất chống muỗi hiệu quả. Nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng hỗn hợp có chứa 32% tinh dầu bạch đàn chanh cung cấp khả năng bảo vệ đối với muỗi lên tới 95% trong vòng 3 tiếng.

Oải hương

Hoa oải hương nghiền nhỏ có thể tạo ra hương thơm và tinh dầu giúp làm giảm tình trạng muỗi đốt.  Nghiên cứu trên động vật từ năm 2022 trên chuột không có lông chỉ ra rằng tinh dầu hoa oải hương có hiệu quả trong việc làm giảm tình trạng bị muỗi trưởng thành đốt. Oải hương còn có tính chất chống nấm, giảm đau, kháng khuẩn. Điều này có nghĩa là ngoài việc phòng chống muỗi đốt, sử dụng oải hương còn có tác dụng thư giãn là làm dịu da.

Tinh dầu quế

Quế còn có nhiều tác dụng khác ngoài việc sử dụng như một loại gia vị trong nhà bếp. Theo nghiên cứu tại Đài Loan, tinh dầu quế có thể giúp tiêu diệt trứng muỗi và hoạt động như một chất chống muối, đặc biệt là trên giống muỗi hổ châu Á.

Dầu cỏ xạ hương

Dầu cỏ xạ hương cũng là một trong những phương pháp chống muỗi tốt nhất. Nghiên cứu trên động vật từ năm 2002 cho thấy thoa tinh dầu có chứa 5% cỏ xạ hương lên da của chuột không có lông sẽ có tỷ lệ bảo vệ lên tới 91%. Ngoài ra, đốt cỏ xạ hương cũng có thể giúp bảo vệ khỏi muỗi đốt trong vòng 60-90 phút với tỷ lệ 85%.

Dầu đậu nành

Theo Phòng thí nghiệm Côn trùng Y học của Đại học Florida cho thấy, các sản phẩm có chứa tinh chất đậu nành (khoảng 2%) có thể giúp chống muỗi trong thời gian dài.

Xả

Xả cũng là một loại tinh dầu phổ biến và hiệu quả có tác dụng chống muỗi. Tinh dầu xả cũng có mặt trong nhiều loại tinh dầu chống muỗi phổ biến trên thị trường. Nến làm từ tinh dầu xả có thể giúp chống muỗi lên tới 50%. Theo các kết quả từ nghiên cứu năm 2011, công thức phối trộn với tinh dầu xả đóng một vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả của sản phẩm chống muỗi. Khi được phối trộn đúng, công thức có thể bảo vệ bạn lên tới 2 giờ. Nếu công thức không đúng, tinh dầu xả có thể bốc hơi rất nhanh và không cung cấp khả năng bảo vệ.

Tinh dầu trà

Tinh dầu trà là một loại tinh dầu phổ biến từ Úc. Loại dầu này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Các nghiên cứu gợi ý rằng tinh dầu trà cũng có hiệu quả trong việc chống muỗi. Nghiên cứu chỉ ra rằng các sản phẩm có chứa tinh dầu trà có hiệu quả trong việc chống muỗi, ruồi và muỗi vằn.

Geraniol

Geraniol là một loại cồn được sử dụng như chất tạo mùi hương. Geraniol có thể được tìm thấy trong các loại tinh dầu như tinh dầu xả, xả chanh hoặc hoa hồng. Geraniol có hiệu quả chống muỗi trong vòng từ 2-4 tiếng, tùy thuộc vào từng loại. Không nên để geraniol dính vào mắt và tránh sử dụng nếu bạn có da nhạy cảm vì geraniol có thể sẽ gây kích ứng.

Tinh dầu neem

Mặc dù tinh dầu neem được quảng cáo rất nhiều, nhưng những kết quả về hiệu quả của loại tinh dầu này còn chưa rõ ràng. Nghiên cứu năm 2015 về hiệu quả của tinh dầu neem tại Ethiopia cho thấy có tác dụng bảo vệ khoảng 70% trong vòng 3 tiếng. Tinh dầu neem không được chấp thuận sử dụng dưới dạng bôi ngoài da vì có thể gây kích ứng da.

Thận trọng khi sử dụng các loại tinh dầu

Các loại tinh dầu không nên được sử dụng trực tiếp lên da mà nên được pha loãng với các loại dầu mang, ví dụ như dầu hạnh nhân. 30ml dầu mang có thể nhỏ khoảng 3-5 giọt tinh dầu. Nếu bạn chuẩn bị du lịch đến khu vực muỗi lưu hành như khu vực có nguy cơ sốt rét, sốt vàng hoặc virus Zika, bạn nên sử dụng các loại hóa chất đuổi muỗi, diệt muỗi để làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Sử dụng các loại tinh dầu cũng tiềm ẩn nguy cơ dị ứng. Do vậy, trước khi sử dụng, bạn nên test thử trên một vùng da nhỏ và đợi 1-2 tiếng để đảm bảo rằng bạn không bị dị ứng.  

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Loại tinh dầu nào thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn?

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

  • 15/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

Xem thêm