Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các nhà khoa học Mỹ tìm ra con đường ngăn không cho ung thư di căn

Chỉ sau 2 ngày tiêm thuốc, khả năng di chuyển của các tế bào ung thư đã bị hạn chế.

Các nhà khoa học Mỹ tìm ra con đường ngăn không cho ung thư di căn

Đối với một bệnh nhân ung thư, bản thân khối u đầu tiên chưa thực sự đáng sợ. Phẫu thuật, hóa và xạ trị có thể tạm thời đánh bại ung thư và giúp họ sống thêm nhiều năm. Thế nhưng, một khi ung thư chuyển sang giai đoạn di căn, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân sẽ cực kỳ thấp.

Tin vui là một nhóm các nhà khoa học Hoa Kỳ vừa tìm ra cách ngăn chặn quá trình ung thư di căn. Phương pháp đang được thử nghiệm trên chuột, liên quan đến chất chuyển hóa 20-HETE. Đó là một phân tử "phản bội cơ thể", cung cấp gần như mọi điều kiện cho ung thư di căn phát triển.

Khi ung thư chuyển sang giai đoạn di căn, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân sẽ cực kỳ thấp.

Di căn là quá trình “đi tìm nơi ở mới” của tế bào ung thư. Thay vì ở yên trong khối u ban đầu, chúng bắt đầu theo đường mạch máu để “chiếm đóng” các cơ quan khác trong cơ thể. Ung thư di căn khiến các khối u mới mọc lên khắp nơi, phổ biến nhất là ở các hạch bạch huyết, xương, gan và não.

Điều trị ung thư di căn lời đánh đố với các bác sĩ. Bởi vậy, một hướng nghiên cứu quan trọng của ung thư học là làm sao dập tắt được quá trình này.

Để làm được điều đó, mới đây, một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Augusta đã theo dõi một chất chuyển hóa có tên là 20-HETE trong cơ thể. Họ phát hiện chất chuyển hóa này hỗ trợ đắc lực các tế bào ung thư di căn.

Ngăn chặn điều đó, các nhà khoa học đã tiêm một loại thuốc ức chế 20-HETE vào những con chuột ung thư. Kết quả là chỉ sau 2 ngày, quá trình di căn của chúng bị chặn dần lại.

20-HETE là gì?

20-HETE (20-Hydroxyeicosatetraenoic acid) là một sản phẩm sau phân giải của axit béo. Trong cơ thể bình thường, 20-HETE thực hiện một số vai trò rất hữu ích, từ điều chỉnh lưu lượng máu vào các cơ quan tới vận chuyển natri và chất lỏng trong thận.

Ngoài ra, chất chuyển hóa này cũng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và các bệnh viêm nhiễm.

Thế nhưng, 20-HETE dường như cũng có mặt tối của nó. Tiến sĩ Thaiz F. Borin cho biết: 20-HETE hỗ trợ quá trình di căn như một “kẻ phản bội cơ thể”.

Cấu trúc phân tử của axit 20-Hydroxyeicosatetraenoic.

"Có những chức năng [của 20-HETE] là bình thường, và có chức năng liên quan đến ung thư. Một khi các khối u xâm nhập hệ thống của chúng ta, chúng sử dụng phân tử đó để chống lại cơ thể", tiến sĩ B.R. Achyut, đồng tác giả nghiên cứu giải thích.

Quá trình ung thư di căn bắt đầu khi chúng gửi một lượng lớn tế bào bất thường của khối u nguyên phát vào mạch máu. Phần lớn các tế bào này sẽ chết trên đường di chuyển. Nhưng dù chỉ một lượng nhỏ tế bào đặt chân được tới các “miền đất”mới, chúng cũng có khả năng phát triển thành một hoặc nhiều khối u thứ phát.

Ví dụ, khoảng 30% bệnh nhân ung thư vú có khối u di căn, thường mọc lên ở hạch bạch huyết, xương, não, phổi và gan. Các khối u mới này là khối u của tế bào ung thư vú, chứ không phải tế bào ở phổi, xương hoặc gan tự phát triển thành ung thư. Chẳng hạn, khối u ở phổi được gọi là ung thư vú di căn chứ không phải ung thư phổi.

Để có thể phát triển từ một vài tế bào thành cả một khối u mới, ung thư sẽ cần huy động một nguồn lực “địa phương”, ngay tại cơ quan chúng đặt chân đến. Và 20-HETE là yếu tố cung cấp cho ung thư hầu như tất cả mọi thứ nó cần, bao gồm việc xây dựng các mô và mạch máu bơm dinh dưỡng cho khối u mới.

Theo tiến sĩ Ali S. Arbab tại Trung tâm Ung thư Georgia, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy 20-HETE làm nội ứng cho ung thư theo nhiều cách. Chất chuyển hóa này kích hoạt protein kinase, các yếu tố tăng trưởng kích thích tế bào phát triển về kích thước và tăng sinh. Trong khi, đó chính là những quá trình cốt yếu của bệnh ung thư.

Là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển, các khối u cũng cần tạo ra các mạch máu mới. Và 20-HETE có thể giúp đỡ trong vấn đề này. Với nguồn máu chứa dưỡng chất được cung cấp, tế bào ung thư có thể phân chia, lớn dần lên và tiếp tục lây lan.

Chặn đứng ung thư di căn

Tiến sĩ Arbab và nhóm của mình tại Đại học Augusta đã dành nhiều năm nghiên cứu về ung thư di căn và các quá trình đằng sau nó. Trong nghiên cứu gần đây nhất đăng trên tạp chí PLOS ONE, họ sử dụng một phân tử gọi là HET0016 để ức chế 20-HETE, không cho nó hỗ trợ quá trình ung thư hình thành khối u di căn.

20-HETE hỗ trợ quá trình hình thành mạch máu nuôi sống tế bào ung thư.

Để kiểm tra khả năng của HET0016, họ đã tiêm tế bào ung thư vào vú của những con chuột. Đợi đến khi ung thứ phát triển và bắt đầu di căn, các nhà khoa học tiêm thêm thêm HET0016 cho chúng.

Thuốc được tiêm 5 ngày một tuần và kéo dài trong 3 tuần liên tiếp. Kết quả được ghi nhận chỉ sau 2 ngày đầu, khả năng di chuyển của các tế bào ung thư bị hạn chế.

HET0016 cũng làm giảm lượng metalloproteinase trong phổi. Đó là loại enzym chuyên phá hủy cấu trúc protein, cho phép các tế bào ung thư thâm nhập cơ quan và hình thành mạch máu mới nuôi dưỡng chúng.

Tương tự, nhiều phân tử khác hỗ trợ tế bào ung thư cũng giảm nồng độ, ví dụ như các yếu tố tăng trưởng và các tế bào ức chế nguồn gốc tủy bào.

Mặc dù HET0016 chưa sẵn sàng để thử nghiệm trên người, nghiên cứu này đã chỉ ra 20-HETE sẽ là một mục tiêu nghiên cứu mới, nếu các nhà khoa học muốn tìm cách ngăn ngừa ung thư di căn. Ngoài ra, tiến sĩ Arbab cũng lưu ý đã có một số loại thuốc giá rẻ trên thị trường ức chế được chất chuyển hóa này. Điều đó khiến hướng nghiên cứu 20-HETE trở nên đầy hứa hẹn.

Theo Trí Thức Trẻ
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm