Nhu cầu sắt hàng ngày chỉ trung bình là 18mg nên không khó để cung cấp đủ vì sắt có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Bạn có thể bổ sung sắt qua chế độ ăn giàu các loại thực phẩm chứa nhiều sắt dưới đây.
Sắt là một nguyên tố có vai trò cơ bản trong cấu tạo của nhiều enzym cần thiết cho mọi hoạt động của con người.
Sắt có vai trò hỗ trợ quá trình tổng hợp hemoglobin và myoglobin, đảm bảo cung cấp và nguồn dự trữ oxy trong tế bào. Trong đó, hemoglobin làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các tế bào và myoglobin dự trữ oxy trong cơ thể.
Sắt đảm bảo sự vận chuyển oxy vào tế bào của hồng cầu và là nhân tố tạo thành nhân tế bào và các enzym xúc tác quan trọng thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tối đa.
Mặc dù sắt có mặt trong nhiều loại thực phẩm, nhưng nhiều trường hợp thiếu sắt hoặc thiếu máu do thiếu sắt do giảm hấp thu sắt từ thức ăn.
Theo TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Bình thường, cơ thể hấp thụ sắt từ thức ăn qua đường tiêu hóa. Nếu đường tiêu hóa không hoạt động bình thường, như ở những người mắc một số bệnh như bệnh celiac, viêm dạ dày tự miễn, các dạng viêm dạ dày khác, phẫu thuật cắt bỏ dạ dày (để giảm cân)… dẫn tới hấp thu sắt không đầy đủ và gây thiếu máu do thiếu sắt.
Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ sắt để tạo ra hemoglobin trong hồng cầu hoặc số lượng hồng cầu thấp hơn bình thường.
Thiếu máu ảnh hưởng tới các hoạt động cần tiêu hao năng lượng, do đó trẻ em bị thiếu máu thường có kết quả học tập thấp hơn so với những trẻ bình thường khác.
Đây là lý do tại sao điều quan trọng là cha mẹ cần biết các loại thực phẩm giàu chất sắt nhất và đưa chúng vào thực đơn của con em mình hàng ngày.
Khi trẻ bú mẹ, tuy hàm lượng chất sắt không cao nhưng dễ hấp thu và được cơ thể hấp thu hoàn toàn. Sắt là thành phần quan trọng tham gia tạo hồng cầu nên nếu trẻ không được bú mẹ đầy đủ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.
Trong năm đầu tiên của cuộc đời, trẻ tăng trưởng rất nhanh nên lượng sắt cần cung cấp nhiều hơn. Nhu cầu sắt cho 1kg thể trọng trẻ em cao hơn so với người trưởng thành, trong khi lượng thức ăn cho trẻ lại ít hơn. Vì vậy xây dựng bữa ăn của trẻ đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và các vi chất cần thiết cho trẻ phát triển.
Chế độ ăn hàng ngày của trẻ cần phong phú các loại thực phẩm từ nhiều nguồn động vật và thực vật. Các loại thực phẩm này cũng là nguồn chứa loại sắt có tỷ lệ hấp thu cao đồng thời cũng là nguồn cung cấp chất đạm rất quan trọng cho trẻ.
Cơ thể chúng ta hấp thụ sắt từ các nguồn khác nhau theo cách khác nhau. Sắt có trong các sản phẩm từ động vật có khả năng hấp thụ gấp đôi so với sắt có trong các sản phẩm thực vật. Nên kết hợp đa dạng các loại thực phẩm từ động vật và thực vật trong chế độ ăn hàng ngày.
Nội tạng động vật và các loại đậu đỗ rất giàu chất sắt.
- Gan, thận động vật: Nội tạng là thực phẩm giàu chất sắt, nhất là gan và thận chứa nhiều sắt. Gan của các loài động vật như gà, lợn, bò đều chứa hàm lượng sắt cao. Nội tạng chứa sắt heme, có tính khả dụng sinh học cao, vì vậy nó được cơ thể hấp thụ tốt hơn so với sắt không phải heme từ thực vật.
- Thịt bò: Ngoài tỷ lệ protein cao, 100g thịt bò cung cấp khoảng 5mg sắt, gấp đôi so với thịt trắng (thịt bê hoặc thịt gia cầm). Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chứa mỡ. Trong 100g thịt bò nạc có thể cung cấp 3,1mg sắt tương đương 21% lượng sắt cần thiết.
- Hải sản: cua, tôm, trai, hàu, sò, ngao, cá thu, cá hồi... là các loại thực phẩm có ích trong điều trị thiếu máu bởi chúng chứa khá nhiều sắt. Các loại động vật có vỏ giàu chất sắt nhất như trai chứa 15mg sắt/100g thịt trai. Ngoài ra, các loại hải sản còn chứa nhiều vitamin B12, thiếu hụt loại vitamin này cũng khiến cho cơ thể mắc bệnh thiếu máu.
1 hoặc 2 lần/một tuần, hãy nấu cho trẻ những loại cá được gọi là "xanh" như cá ngừ, cá mòi, cá trích vì đây là những thực phẩm giàu chất sắt nhất
- Bí ngô: Bí ngô không chỉ giàu sắt mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt giúp quá trình tạo máu như protein thực vật, carotene, vitamin, canxi, kẽm, phốt pho…
- Rau lá xanh: Các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn, bông cải xanh chứa từ 2,5-6,4 mg sắt mỗi cốc nấu chín.
- Các loại đậu: Các loại đậu lăng, đậu xanh hoặc đậu đỏ chứa trung bình 3mg sắt /100g.
Nên kết hợp các loại thực phẩm động vật và thực vật để nấu cháo cho bé ăn hàng ngày.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi trẻ bị thiếu sắt, mẹ nên chọn thực phẩm giàu sắt như thịt bò, 1 tuần ăn 4 bữa (50-70g thịt bò/bữa); cho trẻ ăn gan gà, ngan, vịt... Sau 1-2 tháng không cải thiện thì có thể bổ sung sản phẩm đa vi chất trong đó có sắt, hoặc sắt riêng kèm vitamin C thì sẽ cải thiện tình trạng thiếu sắt.
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nên ăn kết hợp thực phẩm giàu chất sắt với nhóm thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, quả mọng, rau lá xanh và ớt chuông có thể giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất sắt hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thực phẩm dành cho người bệnh thiếu máu thiếu sắt.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.
Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!