Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các liệu pháp làm mờ tàn nhang

Tuy tàn nhang không gây hại sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, khiến không ít người, đặc biệt là phái đẹp băn khoăn và lo lắng!

Các liệu pháp làm mờ tàn nhang

Tàn nhang là những chấm nhỏ và phẳng ở trên da (còn gọi là dát), kích thước từ chấm nhỏ như đầu kim đến vài mi-li-mét (thường là nhỏ hơn 5 mm). Tàn nhang có thể xuất hiện với số lượng nhiều và có thể phát triển ngẫu nhiên trên da, đặc biệt sau khi tiếp xúc ánh nắng một thời gian dài. Tuy tàn nhang không gây hại sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, khiến không ít người, đặc biệt là phái đẹp băn khoăn và lo lắng!

Những vị trí thường gặp của tàn nhang

Tàn nhang hay xuất hiện ở những người da trắng hoặc những vùng da sáng, vùng da hay phơi ra ngoài ánh nắng (mặt, cổ, ngực, vai…), nhưng vị trí thường gặp nhất là ở mặt. Ngay ở lứa tuổi 1-2 đã xuất hiện tàn nhang.

Hầu hết tàn nhang trên một người có màu đồng nhất, những người khác nhau có lẽ tàn nhang có các màu khác nhau như: hơi đỏ, vàng, xám, nâu sáng, nâu hoặc đen, nhưng nhìn chung chúng có màu sậm hơn vùng da xung quanh. Chúng có khuynh hướng đậm hơn và rõ hơn khi tiếp xúc ánh nắng và nhạt hơn trong những tháng mùa đông.

Có 2 dạng tàn nhang, đó là nốt tàn nhang và đốm nâu. Dạng thứ nhất là những vết đốm nhỏ, tròn, sạm có kích thước nhỏ như đầu đinh ghim. Còn dạng thứ 2 có màu sậm hơn, bờ lổm nhổm có kích thước lớn hơn dạng thứ nhất vài mm.

Nguyên nhân dẫn đến tàn nhang?

Có thể do một số nguyên nhân như sau:

- Do tiếp xúc với ánh sáng, làm tăng sắc tố trên da.

- Rối loạn nội tiết tố: có thai, tiền mãn kinh, bệnh thận...

- Dị ứng với mỹ phẩm, do mỹ phẩm có chất lượng kém hoặc do sử dụng không đúng loại da.

- Do dùng thuốc như: kháng sinh, ngừa thai, thuốc trị lao...

- Do suy dinh dưỡng kéo dài: khẩu phần ăn thiếu rau quả, trái cây tươi làm cơ thể thiếu vitamin.

Tàn nhang chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ chứ không gây hại sức khỏe, không gây ung thư da, tàn nhang rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời vì thế trong những ngày hè nắng gắt, các nốt tàn nhang thường xuất hiện nhiều hơn, sẫm màu hơn, hiện rõ trên mặt da.

Cho đến nay, tàn nhang được nghĩ rằng chúng phát triển là do kết quả của sự phối hợp giữa yếu tố di truyền và tiếp xúc ánh nắng. Một thử nghiệm nhận thấy rằng, 2 người nhận tiếp xúc cùng một thời gian như nhau, nhưng không có sự phát triển tàn nhang giống nhau.

Những người da sáng, tóc vàng hoe, hoặc đỏ, mắt màu sáng dễ bị ảnh hưởng ánh nắng mặt trời hơn người da sậm. Như vậy, nghĩa là người có da sậm ít nhạy cảm với ánh nắng, nhưng không hoàn toàn đề kháng với ánh nắng, vẫn bỏng nắng và sạm hơn khi tiếp xúc ánh nắng một thời gian dài.

Tàn nhang có thể nhạt dần và biến mất ở tuổi 40-50.

tan nhang, lieu phap lam mo tan nhang
Làm gì để tẩy xóa hết tàn nhang?

Không phải da ai cũng cải thiện với cùng một phương pháp điều trị và TN có thể dễ dàng tái phát nếu tiếp xúc ánh nắng trong một thời gian dài.

Kem tẩy trắng và làm nhạt màu: sản phẩm thường gồm có hydroquinone và acid kojic, có thể được mua bằng toa bác sĩ hoặc không cần toa tùy vào nồng độ của thuốc. Nên sử dụng trong thời gian dài nhiều tháng.

Retinoids: có thể dùng đơn thuần hoặc phối hợp với kem tẩy trắng, tretinoin (Vit A acid), giúp làm nhạt màu tàn nhang khi dùng một thời gian dài nhiều tháng.

Áp lạnh: bằng nitơ lỏng. Ít sử dụng.

Điều trị bằng laser IPL: điều đặc biệt của loại tia laser này là chỉ tác động vào hạt sắc tố melanin trong da mà không tổn thương đến các tế bào da.

Vùng da bình thường không hấp thụ năng lượng tia laser do đó sẽ không bị tổn thương. Tuy nhiên, cần phải điều trị nhiều lần, mỗi lần cách nhau khoảng 4 tuần hoặc hơn.

Lột bằng hóa chất: cũng có thể làm nhạt màu tàn nhang và cải thiện các sắc tố bất thường.

Dù có điều trị bằng bất kỳ phương pháp nào cho tàn nhang, nó cũng sẽ không hiệu quả nhiều nếu không tránh nắng và sử dụng kem chống nắng. Việc tránh nắng và dùng kem chống nắng đúng cách là rất quan trọng, thậm chí có khi chỉ tránh nắng và dùng kem chống nắng đúng cách cũng góp phần làm giảm đáng kể tàn nhang.

Hiện nay, có nhiều loại mỹ phẩm cho rằng sẽ trị hết tàn nhang, tuy nhiên nên lưu ý là tất cả các hãng mỹ phẩm đều có các sản phẩm làm mờ các vết sậm màu như tàn nhang, nhưng hiệu quả thường rất chậm.

Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách, sản phẩm không đảm bảo chất lượng có thể gây tàn nhang nhiều hơn. Vì có thể gây viêm da, rồi gây sạm sau viêm, hoặc làm da dễ nhạy cảm với ánh nắng hơn.

Làm gì để không bị tàn nhang?

Tàn nhang có liên quan đến yếu tố di truyền, mà chúng ta lại không thể thay đổi yếu tố di truyền, như vậy vấn đề phòng ngừa chính ở đây là tránh nắng và dùng kem chống nắng đúng cách:

- Dùng kem chống nắng có chỉ số chống nắng < 30.

- Đội mũ rộng vành khi ra nắng.

- Mặc áo, quần dài tay.

- Tránh thời gian đỉnh của ánh nắng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

- Trú trong bóng mát, ở trong nhà. Chúng ta nên nhớ rằng, phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh, do vậy nên bắt đầu tránh nắng và dùng kem chống nắng sớm khi còn trẻ. Ở Mỹ, đã đưa chương trình ánh nắng, tác hại của ánh nắng và cách phòng vào trong học đường.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những gì phụ nữ có tàn nhang cần biết

ThS.BS. Trần Ngọc Sĩ - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm