Sức khỏe tâm thần có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và ngược lại.
Cho dù bạn đang ở bất kỳ độ tuổi nào, bạn cũng có nguy cơ mắc phải các bệnh lý liên quan đến sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, họ thường có thể dễ dàng bỏ qua một vài dấu hiệu phổ biến của bệnh tâm thần vì nghĩ rằng việc quên một vài thứ, hoặc cảm thấy chán nản đôi khi là một phần tự nhiên của tuổi già.
Tuy nhiên, những điều đó không phải lúc nào cũng đúng, bởi theo dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 15% người từ 60 tuổi trở lên có thể mắc phải một loại rối loạn tâm thần như sa sút trí tuệ, mê sảng, các rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt,…
Vì vậy, vào Ngày người cao tuổi Thế giới (World Senior Citizen’s Day), được tổ chức hàng năm vào ngày 21 tháng 8, hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo của bệnh tâm thần ở người cao tuổi.
Dấu hiệu cho thấy bệnh tâm thần ở người cao tuổi
1. Cách ly xã hội
Việc người cao tuổi không còn muốn tiếp xúc với nhiều người, tự rút lui và cô lập mình với các hoạt động xã hội, người thân và bạn bè có thể là dấu hiệu nhận biết rối loạn tâm thần ở người cao tuổi, đặc biệt là nguy cơ trầm cảm.
Nếu bạn có người thân yêu lớn tuổi, hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện với họ hơn, giúp họ tham gia nhiều hơn các hoạt động xã hội thay vì chỉ quanh quẩn trong nhà.
2. Đau khổ về cảm xúc
Tâm trạng buồn bã, chán nản, thờ ơ hoặc một số các triệu chứng trầm cảm khác nếu kéo dài quá hai tuần thì có thể là dấu hiệu nhận biết rối loạn tâm thần ở người cao tuổi.
3. Mất hứng thú với việc tự chăm sóc bản thân
Việc tự chăm sóc bản thân rất quan trọng và không nên bỏ qua ngay cả khi người ta già đi.
Vì vậy, khi họ bắt đầu bỏ bê, không quan tâm đến vẻ bề ngoài, vệ sinh và tự chăm sóc bản thân, điều đó có thể cho thấy họ đang có vấn đề gì đó.
4. Thay đổi cân nặng
Chuyên gia Dimple Mehta cho biết, sự giảm cân đột ngột và không chủ ý có thể đến từ nguyên nhân thay đổi sự thèm ăn, mức độ hoạt động, tâm trạng chán nản liên tục, cô đơn, đau buồn và cô lập xã hội.
5. Thay đổi giấc ngủ
Một dấu hiệu nhận biết rối loạn tâm thần tiềm ẩn của người cao tuổi nữa chính là việc thay đổi giấc ngủ đột ngột như: ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ.
6. Lo lắng
Mặc dù người cao tuổi sẽ luôn lo lắng cho con cái hoặc cháu của họ. Nhưng trong trường hợp lo lắng liên quan đến sức khỏe tâm thần, nó đạt đến một cấp độ khác.
Họ sẽ luôn lo lắng về sự an toàn, hạnh phúc hoặc các hoạt động hàng ngày của một người ngay cả khi họ không cần phải làm vậy.
7. Than phiền là khó tập trung và giảm trí nhớ
Khó nhớ tên, hay quên hoặc gặp khó khăn khi theo dõi một cuộc trò chuyện hoặc khó nhớ lại những cuộc trò chuyện gần đây đều là những dấu hiệu cảnh báo của bệnh tâm thần.
Mẹo phòng ngừa bệnh tâm thần ở người cao tuổi
Việc phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh tâm thần ở người cao tuổi và can thiệp kịp thời là cần thiết.
Bạn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tâm thần ở các thành viên cao tuổi trong gia đình mình. Dưới đây là những gì bạn cần làm:
- Cung cấp các nguồn lực thỏa mãn nhu cầu của họ: Chúng có thể là khu vườn, ban công hoặc địa điểm tôn giáo.
- Đảm bảo an toàn cho họ: Khi người cao tuổi cảm thấy được yêu thương và quan tâm, họ sẽ cảm thấy an toàn hơn.
- Cho họ quan tâm đến những đứa cháu, dành thời gian chất lượng với họ, để họ tham gia vào việc đưa ra quyết định để khiến họ cảm thấy rằng ý kiến của họ là quan trọng.
- Tạo điều kiện cho người cao tuổi được tiếp xúc với con cháu, dành khoảng thời gian tốt nhất cho họ và để họ được tham gia vào việc đưa ra quyết định, để khiến họ cảm thấy rằng ý kiến của họ cũng quan trọng.
- Khuyến khích người cao tuổi cởi mở, bày tỏ nhu cầu và mối quan tâm của mình. Giúp họ tham gia vào các hoạt động giải trí.
- Hiểu vấn đề và cảm xúc của họ, đồng thời đảm bảo rằng bạn tích cực lắng nghe họ để họ có thể bộc lộ hết bản thân.
- Khuyến khích họ duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục, và cũng đưa họ đi khám sức khỏe định kỳ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhận biết trầm cảm ở người cao tuổi, khó hay dễ?
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.