Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ em

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, bảo vệ đôi mắt trẻ là việc mà cha mẹ cần lưu tâm. Dưới đây là những điều cha mẹ cần biết về các bệnh mắt mà trẻ em thường gặp phải.

I. Bệnh đau mắt hột​

Nguyên nhân gây bệnh

Đau mắt hột hay còn gọi là viêm kết mạc hay giác mạc mãn tính do là virut chlamydia trachomastis gây ra. Khi bị đau mắt hột ở mắt sẽ hình thành những tổn thương điển hình là xuất hiện hột và sẹo ở mắt.

Bệnh đau mắt hột thường gặp ở trẻ em từ 3-5 tuổi, bệnh dễ lay lan từ người sang người khác

​Bệnh đau mắt hột thường gặp ở trẻ em từ 3 -5 tuổi, bệnh dễ lay lan từ người sang người khác. Thông qua dịch tiết từ mắt, mũi, và cổ họng, hoặc thông qua côn trùng như ruồi và các côn trùng khác khi tiếp xúc với dịch của người bệnh truyền sang cho ngưới khác.

Dấu hiệu nhận biết

- Trẻ bị ngứa mắt, cộm mắt như có hạt bụi trong mắt kèm đau nhẹ

- Đau mắt hột thông thường có các biểu hiện như: ngưa mắt, cộm mắt, mỏi mắt hoặc chảy nước mắt. Ở giai đoạn này giác mạc mắt của trẻ chưa bị tổn thương mà chỉ xuất hiện ở lớp mô kết mạc.

- Đau mặt hột nặng bao gồm các biểu hiện: Virut sẽ xâm nhập sâu vào lớp kết mạc và gây ra các triệu chứng bệnh nặng như: lông mi quặn, sẹo kết mặc hoặc lông mi bị xiêu làm rối loạn dưỡng giác mạc và để lại sẹo nguy hiểm hơn sẽ làm suy giảm thị lực của bé.

- Bệnh đau mắt hột cấp tính làm mắt khó chịu, mắt đỏ, để lại sẹo ở giác mạc. Trẻ bị đau mắt hột cấp tính sẽ khiến thị lực suy yếu, giác mạc mờ, đục thậm chí có thể khiến trẻ bị đui mù vĩnh viễn.

Cách chăm sóc và điều trị trẻ đau mắt hột

- Vệ sinh mắt cho trẻ hằng ngày bằng nước ấm pha chút muối loãng, dùng gạc thấm muối loãng sau đó lau mắt cho bé, không dùng 2 lần/ miếng gạc để tránh lây lan cho người khác.

- Sử dụng dung dịch vệ sinh mặt có chứa sulfamide, nhỏ từ 1-2 lần/ngày theo đúng liều lượng chỉ dẫn. Loại thuốc này chỉ được bác sĩ kê đơn cho những trường hợp bị đau mắt hột nghiêm trọng mà không được sử dụng rộng rãi.

- Tra thuốc mỡ tuýp tetracyline 1% đều đặn 1 lần/ngày đối với thời gian điều trị kéo dài từ 3 thang đến 6 tháng. Và 1 lần/ngày trong vòng 10 ngày cho thời gian điều trị ngắt quãng kèm nhỏ thuốc sulfamide 1-2 lần/ngày.

- Điều trị bằng thuốc uống Sulfamide trong trường hợp mắt hột hoạt tính mạnh, với liều dùng như sau: 1g x 2 lần/ngày, uống liên tục trong vòng 10 ngày, nghỉ 1 ngày, uống thành 3 đợt.

Chú ý: Cần phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng thuốc.

Cách phòng tránh bệnh đau mắt hột

- Giữ môi trường sống và nguồn nước xung quanh luôn sạch sẽ. Dạy trẻ không được dụi mắt (tránh đưa vi khuẩn từ tay vào mắt). Và vệ sinh mắt cho trẻ bằng cách dùng dung dịch natri clorid 0,9% để rửa mắt cho bé sau khi đi chơi, đi du lịch về.

Đeo kính bảo vệ mắt cho trẻ khi đi ra ngoài để tránh bụi bặm bay vào mắt

​- Cách ly trẻ với người bị đau mắt hột, nếu ở lớp có người bị đau mắt hột cần báo cho nhà trường để cách ly người bệnh ra khỏi lớp để tránh lây lan cho mọi người.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, đến những vùng đang có dịch.

- Đeo kính bảo vệ mắt cho trẻ khi đi ra ngoài để tránh bụi bặm bay vào mắt.

- Dùng thuốc nhỏ mắt mỗi khi đi ngoài đường khói bụi về. Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A có tác dụng bổ mắt như: cà rốt, bí đỏ, gấc… Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho trẻ…

II. Bệnh đau mắt đỏ​

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh do bị virut hoặc dị ứng gây nên. Đau mắt đỏ xuất hiện ở một mắt sau đó đau lan sang mắt thứ hai. Và không ảnh hưởng đến thị lực của trẻ mà chỉ gây khó chịu.

Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp một cách trực tiếp và gián tiếp

​Bệnh đau mắt đó lây 2 đường trực tiếp và gián tiếp thông qua và dịch tiết ra từ mắt của người bệnh. Và gián tiếp qua đồ dùng của người bệnh mà trẻ vô tình cầm nắm hoặc sử dụng đều bị lây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ là: mắt đỏ, có ghèn, gây khó chịu cho bé, hai mí mắt trẻ dính vào nhau. Ở một số trẻ có biểu hiện phồng mí hoặc nhạy cảm với ánh sáng.

Cách điều trị

- Khi trẻ bị đau mắt đỏ mẹ nên chườm lạnh mắt bé 4 lần/ngày. Dùng nước muối sinh lý để sát trùng mắt cho bé mỗi ngày.

- Tra dung dịch kháng sinh mắt khi trẻ có biểu hiện khó chịu, cộm mắt.

- Cho trẻ uống nhiều nước và ngủ đủ 8 giờ/ngày để giúp mắt luôn khỏe mạnh.

- Ngoài ra, các mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt của trẻ. Cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A. Thực phẩm tốt cho mắt như dầu gan cá, gan động vật, cần tây…

Cách phòng bệnh

- Không cho con dùng tay chưa rửa sạch để lau mắt. Nên thường xuyên vệ sinh tay bé bằng xà phòng diệt khuẩn để bảo vệ mắt trẻ.

- Không cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị đau mắt hột.

Dùng kính bảo vệ mắt cho trẻ khi đi ra ngoài

​- Cách ly trẻ với người bị bệnh hoặc không nên đưa trẻ đến những vùng đang có dịch đau mắt đỏ để tránh lây bệnh.

- Dùng kính bảo vệ mắt cho trẻ khi đi ra ngoài.

Theo Yeutre.vn
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm