Cơ chế hoạt động của Mắt
Giác mạc là cấu trúc trong suốt nằm ở phía trước mắt giúp tập trung ánh sáng đi vào. Phía sau giác mạc là màng sắc tố được gọi là mống mắt, mống mắt có một lỗ tròn có thể điều chỉnh gọi là đồng tử (con ngươi). Đồng tử giãn ra và co lại tùy thuộc vào số lượng ánh sáng đi vào trong mắt.
Khoảng trống giữa giác mạc và mống mắt được chứa đầy các dịch trong suốt gọi là thủy dịch. Phía sau đồng tử (con ngươi) có một cấu trúc giống như pha lê trong suốt được gọi là thủy tinh thể. Thủy tinh thể được bao quanh bởi các cơ gọi là cơ mi giữ vai trò quan trọng trong thị lực. Khi các cơ này nghỉ ngơi, chúng kéo ra và làm phẳng dẹt thủy tinh thể cho phép mắt nhìn thấy sự vật ở xa. Trong trường hợp nhìn sự vật gần, cơ mi phải co lại làm cho thủy tỉnh thể dầy lên do vậy cho phép mắt nhìn thấy rõ ràng.
Có hàng triệu tế bào nhạy cảm ánh sáng bao lấy trong võng mạc. Chúng có hai loại khác nhau: tế bào hình que và tế bào hình nón. Tế bào hình que cho phép nhìn sự vật trong điều kiện thiếu ánh sáng trong khi đó tế bào hình nón được dùng phân biệt các màu sắc.
Tế bào hình nón hầu như tập trung dày đặc trong trung tâm võng mạc gọi là hố thị giác. Hố thị giác nằm ở vị trí trong hoàng điểm và là phần nhạy cảm ánh sáng nhất của võng mạc. Khi ánh sáng đi vào các tế bào nhạy cảm ánh sáng, nó sẽ biến đổi thành tínhhiệu và sau đó được chuyển tiếp đến não qua thần kinh mắt. Lúc đó não chuyển đổi các tính hiệu này thành hình ảnh mà chúng ta thấy.
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.