Sau đây là các triệu chứng thường gặp của bệnh lý mắt. Nhận biết bệnh sớm là rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Kiểm tra mắt định kỳ giúp các bác sĩ phát hiện bệnh sớm và đưa ra hướng điều trị thích hợp, kịp thời.
Thị lực của bạn giảm và bị móp méo không?
Thị lực giảm và móp méo trong một thời gian dài có thể do một trong nhiều nguyên nhân. Mắt mờ, đặc biệt là không thể nhìn rõ các sự vật ở xa hoặc gần, thường là dấu hiệu của tật khúc xạ như cận thị (myopia), viễn thị (hyperopia), loạn thị (astigmatism) hay lão thị. Phương pháp điều trị các bệnh lý này thường là đeo kính để hiệu chỉnh và trải qua phẫu thuật khúc xạ (Lasik).
Một nguyên nhân chính gây giảm thị lực và khiến thị lực bị móp méo là thoái hóa hoàng điểm do già, thường ảnh hưởng tới thị lực trung tâm. Các sự vật ở giữa thị trường bị móp méo nhưng những hình ảnh xung quanh vẫn nhìn thấy rõ. Bệnh lý này có thể có thể gây mù nếu không được điều trị kịp thời, vì vậy phát hiện sớm bệnh rất quan trọng.
Mắt của bạn bị kéo mây?
Thị lực kém hay mắt bị kéo mây, như thể bạn đang nhìn các sự vật qua một màng mây, có thể đó là dấu hiệu của đục thủy tinh thể (cườm khô). Bệnh này liên quan đến tuổi tác, có thể dẫn đến mù nếu không được điều trị. Đối với bệnh lý này, khả năng hồi phục tốt thị lực là hoàn toàn có thể nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Mắt kéo mây cũng có thể do các bệnh lý khác như thiếu vitamin A, do bệnh lây truyền qua đường tình dục và các khối u ở mắt. Nếu thị lực của bạn có biểu hiện như trên, bạn hãy đi khám bác sĩ mắt sớm để được phát hiện bệnh và điều trị sớm.
Bạn bị mất thị lực ngoại biên?
Bạn bị đau mắt?
Nếu thị lực trung tâm của bạn tốt, nhưng thị lực ngoại biên bắt đầu giảm, nhìn không rõ ràng và không chi tiết, bạn có thể đang bị mất thị lực ngoại biên. Thị lực ngoại biên chịu trách nhiệm phát hiện sự chuyển động ở ngoài rìa của tầm nhìn của chúng ta và giúp nhận biết bất cứ sự nguy hiểm nào đang đến gần. Vì vậy, suy yếu thị lực ngoại biên gây khó khăn, thậm chí nguy hiểm cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.
Glôcôm (Cườm nước), hiện tượng áp lực trong mắt tăng bất thường là một trong những nguyên nhân gây mất thị lực ngoại biên. Mất thị lực ngoại biên không có dấu hiệu hay triệu chứng đáng chú ý, nhưng khi áp suất trong mắt tăng, nó có thể gây ra cực kỳ đau đớn và mù mắt. Chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng nhằm ngăn ngừa tình trạng mất thị lực.
Mắt bạn bị ngứa và bị chảy nước mắt?
Nếu mắt bạn bị ngứa và chảy nước mắt kéo dài, có thể là do bạn bị dị ứng với phấn hoa, lông thú nuôi, hay các chất lạ khác trong môi trường. Nó làm bạn cảm thấy khó chịu, nhưng thường không dẫn đến mất thị lực. Đó có thể là triệu chứng của bệnh Khô mắt. Bác sĩ mắt có thể xác định chính xác nguyên nhân gây khó chịu ở mắt và có phác đồ điều trị thích hợp cho bạn.
Bạn nhìn thấy những chấm đen nhỏ di động trước mắt?
Thỉnh thoảng bạn nhìn thấy những chấm đen nhỏ trước tầm nhìn, gọi là chứng "ruồi bay". Đây là hiện tượng khi dịch kính (một chất lỏng giống như thạch) bên trong mắt bị đục hoặc bong tách từ các lớp bên trong thành mắt. Đây có thể là triệu chứng của bong dịch kính, hay nghiêm trọng hơn như bệnh võng mạc tiểu đường nguyên nhân gây rò rỉ mạch máu ở võng mạc dẫn đến bong võng mạc. Vì vậy nếu đột nhiên bạn nhìn thấy những đốm đen nhỏ hoặc những đám đen như mạng nhện di chuyển trước mắt thì bạn nên đi khám với bác sĩ mắt chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Mắt bạn thấy những tia chớp sáng?
Những tia chớp / lóe sáng và những đốm sáng di chuyển trước mắt có thể là những triệu chứng ban đầu của bong dịch kính, rách võng mạc và nghiêm trọng hơn là bong võng mạc. Bạn cần đi khám ngay nếu có những triệu trứng trên.
Các triệu chứng khác
Đau mắt có thể do các vết xước trên giác mạc hay áp suất nội nhãn, có thể là những triệu chứng của Glôcôm. Nếu bạn cảm thấy cộm mắt, rất có thể mắt bạn bị dị ứng hoặc viêm.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.