Bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm trẻ hóa
Gần đây, nhiều người thường xuyên làm việc với máy tính, điện thoại, iPad như học sinh - sinh viên, giới văn phòng… đến bệnh viện chúng tôi khám trong tình trạng mắt nhìn mờ, nhìn sai màu, hay thấy ruồi bay trước mắt, nhìn 1 thành 2 hình, chói sáng… Phần lớn đều nằm trong độ tuổi lao động và còn khá trẻ. Không ít người ngỡ ngàng khi được bác sĩ kết luận bị đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm - võng mạc, thậm chí có trường hợp bệnh đã diễn tiến nặng, thị lực rất kém.
Đáng nói là, rất ít người biết rằng việc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử và ngồi không đúng tư thế khi làm việc với máy tính, khoảng cách quá gần tivi hay tình trạng mắt phải điều tiết liên tục khi sử dụng điện thoại đang là những nguyên nhân hàng đầu khiến mắt lão hóa, mắc bệnh sớm.
Trên thực tế, ánh sáng xanh không chỉ gây ra hội chứng thị giác màn hình mà loại ánh sáng có bước sóng ngắn, mang năng lượng cao này còn tiến sâu vào đáy mắt, làm tổn thương lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE, dẫn đến các bệnh lý thoái hóa võng mạc, hoàng điểm - những bệnh lý gây mù lòa hàng đầu hiện nay.
Bên cạnh đó, tác động dồn dập và ngày càng gia tăng của ô nhiễm môi trường (tia cực tím, khói bụi, nguồn nước ô nhiễm…) đã ảnh hưởng trực tiếp, khiến thủy tinh thể dần trở nên mờ đục. Vốn bị coi là bệnh lý thường gặp ở người già, bệnh lý đục thủy thể hiện đang trở thành vấn đề đáng báo động ở người trẻ vì độ tuổi của người mắc bệnh hiện đang trẻ hóa.
Điều đáng nói là, khi mắt có vấn đề, nhiều người trẻ thường chủ quan, chấp nhận “sống chung với bệnh” hoặc chỉ ưu tiên giải quyết các triệu chứng gây đau nhức, kích ứng tại chỗ mà không biết rằng những biểu hiện không đau như nhìn mờ, nhìn sai màu… mới là dấu hiệu của các bệnh lý mắt nguy hiểm, nguy cơ gây mù cao. Thống kê của Bệnh viện mắt Trung ương, hiện có tới 82% người bị bệnh mắt bỏ qua các biểu hiện bệnh vì chủ quan, dẫn đến mù lòa.
Chăm sóc từ bên trong - giải pháp giúp mắt sáng khỏe, tinh anh
Tác hại của ô nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi, con người cũng không thể ngừng sử dụng các thiết bị điện tử có màn hình phát ra ánh sáng xanh nguy hại. Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất là cần sớm có ý thức phòng bệnh, chăm sóc mắt từ sớm.
Gần đây, những nghiên cứu về vai trò của thủy tinh thể và lớp tế bào biểu mô sắc tố đã xác định nguyên tắc đúng trong phòng ngừa bệnh mắt và mù lòa chính là chủ động chăm sóc, bảo vệ từ sớm thủy tinh thể, võng mạc.
Nhờ thành tựu của công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học đã phát hiện ra sự hiện diện của Thioredoxin, loại protein phân tử nhỏ, có khả năng giữ cân bằng thành phần và tỉ lệ protein của thể thủy tinh. Đồng thời bảo vệ lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE trước sự tác động liên tục của các yếu tố gây hại, giúp làm chậm quá trình lão hóa mắt và giảm bớt sự tiến triển của các bệnh lý mắt nguy hiểm.
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ gần đây cho thấy tinh chất quý Broccophane thiên nhiên (chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane), giúp tăng Thioredoxin một cách tự nhiên, bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc - RPE, hạn chế bệnh mắt và ngăn ngừa mù lòa.
Bên cạnh chủ động nuôi dưỡng cho mắt sáng khỏe từ bên trong, việc chăm sóc đôi mắt mỗi ngày bằng cách cho mắt thời gian nghỉ ngơi, tránh các tác nhân gây hại và thăm khám định kỳ cũng góp phần bảo vệ thị lực giúp mắt sáng khỏe, tinh anh.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.