Cà phê là một trong những đồ uống được yêu thích và tiêu thụ rộng rãi nhất mà mọi người thích uống vào buổi sáng. Nhiều người thường tiêu thụ khoảng ba tách cà phê mỗi ngày.
Cà phê là thức uống có khả năng cung cấp năng lượng ngay lập tức mang lại sự tỉnh táo và tăng cường sự tập trung vào buổi sáng. Không chỉ vậy, cà phê còn là một nguồn chất chống oxy hóa đáng kể, là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết nhất.
Cà phê nóng và cà phê lạnh có những khác biệt đáng kể về hương vị, cách pha chế...
Mặc dù cả cà phê nóng và cà phê lạnh đều là những đồ uống chứa caffein được yêu thích nhưng chúng khá khác nhau.
Quy trình sản xuất
Theo Tiến sĩ Archana Batra - chuyên gia dinh dưỡng (Ấn Độ), sự khác biệt chính giữa cà phê nóng và cà phê lạnh nằm ở phương pháp pha cà phê. Cà phê nóng được pha bằng cách đổ nước sôi hoặc sữa lên hạt cà phê đã xay. Nhiệt giúp chiết xuất đầy đủ các hương vị tạo ra hương vị thơm đậm đà. Ngược lại, cà phê lạnh được pha bằng cà phê xay, đá viên, sữa và đường tùy mỗi người chọn. Một phương pháp khác để pha cà phê lạnh bao gồm pha cà phê nóng rồi làm lạnh nhanh trên đá hoặc trong tủ lạnh.
Hương vị
Cà phê nóng mang lại vị đậm đà, thơm với hương vị phức tạp, sâu sắc nhờ quá trình chiết xuất nhiệt các hợp chất hòa tan và dầu từ hạt. Tuy nhiên, cà phê lạnh mịn hơn, thường ít acid hơn và nhìn chung có hương vị tương tự như cà phê nóng. Hương vị của nó có thể được tăng cường bằng các chất phụ gia như sữa, kem hoặc xi-rô có hương vị.
Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đáng kể đến hương vị cà phê. Cà phê nóng mang lại cảm giác dễ chịu và tiếp thêm sinh lực, đặc biệt được thưởng thức trong thời tiết lạnh. Cà phê lạnh mang lại cảm giác sảng khoái và mát lạnh, lý tưởng cho những ngày nắng nóng. Nó thường được thưởng thức với đá hoặc như một phần của đồ uống pha trộn...
Hàm lượng caffein
Tiến sĩ Batra cho biết, mức độ caffeine trong cả hai loại cà phê đều phụ thuộc vào kỹ thuật pha cà phê và tỷ lệ cà phê với nước hoặc sữa. Cà phê nóng có thể có nồng độ cao hơn do thời gian pha lâu hơn. Hàm lượng caffeine cũng thay đổi tùy theo lượng cà phê được sử dụng, vì vậy điều quan trọng là phải xem xét phương pháp pha chế cụ thể và loại cà phê khi so sánh hàm lượng caffeine.
Cà phê nóng được biết đến với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cà phê nóng được biết đến với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ, cà phê nóng thường chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn cà phê pha lạnh, giúp chống lại stress oxy hóa và viêm nhiễm, có khả năng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Thomas Jefferson cũng phát hiện ra rằng cà phê pha nóng có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn. Chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tổn thương tế bào.
Mùi thơm của cà phê nóng khi mới pha có thể có tác dụng xoa dịu và giúp giảm căng thẳng. Ngoài ra, hơi ấm của cà phê nóng mang lại cảm giác thoải mái, đặc biệt là trong thời tiết mát mẻ hơn và có thể giúp nâng cao tâm trạng. Tiến sĩ Batra gợi ý, uống một tách cà phê nóng không chỉ mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái mà còn có thể giúp tăng cường năng lượng và khởi đầu ngày mới.
Mặt khác, cà phê lạnh lại có những ưu điểm riêng. Đối với những người có dạ dày nhạy cảm hoặc dễ bị trào ngược acid, cà phê lạnh có thể ít gây khó chịu hơn so với uống cà phê nóng. Tiến sĩ Batra giải thích, cà phê lạnh thường có hàm lượng caffeine thấp hơn, khiến nó trở thành lựa chọn phù hợp cho những người nhạy cảm với caffeine hoặc muốn hạn chế tiêu thụ. Hơn nữa, cà phê lạnh có thể được pha chế nhanh chóng, thuận tiện. Đồ uống giải khát này thường được thưởng thức vào những ngày nắng nóng.
Đọc thêm tại bài viết sau: Cách ngăn cà phê làm ố vàng răng
Mừng xuân Ất Tỵ, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam dành tặng Bạn Cũ món quà sức khỏe: 01 buổi khám dinh dưỡng MIỄN PHÍ. Liên hệ hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!
Một nghiên cứu mới cho thấy việc chuyển từ sữa nguyên kem sang sữa tách kem có thể giúp giảm chứng đau nửa đầu, mang đến giải pháp thay đổi chế độ ăn uống ít tốn kém cho hàng triệu người mắc phải tình trạng này.
Sởi và rubella là hai bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt là những người chưa có miễn dịch.
Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.
Căng thẳng trong kỳ thi là một vấn đề phổ biến mà hầu hết học sinh đều phải đối mặt. Việc chuẩn bị cho kỳ thi đòi hỏi sự tập trung cao độ, nỗ lực bền bỉ và khả năng quản lý thời gian hiệu quả. Khi áp lực quá lớn, nhiều học sinh rơi vào trạng thái lo lắng, thậm chí trầm cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và sức khỏe tinh thần. Chính vì vậy, tìm hiểu cách giảm căng thẳng và tạo ra một môi trường học tập tích cực là điều cần thiết để có thể vượt qua giai đoạn thử thách này một cách nhẹ nhàng hơn.
Việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng kết hợp với các biện pháp điều trị khác sẽ giúp người bệnh khí phế thũng cải thiện chức năng phổi, giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lo lắng và thiếu máu chắc chắn có liên quan với nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia không thể khẳng định chắc chắn liệu tình trạng thiếu sắt có phải do dùng thuốc chống trầm cảm hay thuốc chống lo âu hay không. Sau đây là những điều bạn nên biết để có được dinh dưỡng cần thiết trong khi đang điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần của mình.
Xì hơi hay trung tiện là hiện tượng sinh lý tự nhiên, nhưng đôi khi gây ra những tình huống xấu hổ, nhất là khi đi kèm mùi hôi. Bạn nên làm gì để khắc phục tình trạng xì hơi nặng mùi?
Ngón tay dùi trống là tình trạng mà đầu ngón tay của bạn sưng to trông như đầu của dùi trống, tình trạng này chủ yếu là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Vậy ngón tay dùi trống là biểu hiện của bệnh gì và nó có nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!