Một củ cà rốt thông thường có thể giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh đái tháo đường không? Một nghiên cứu hiện tại của các nhà khoa học tại Đại học Nam Đan Mạch (SDU) cho thấy, cà rốt có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột - sự kết hợp có khả năng mang lại lợi ích cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu tác dụng của cà rốt trong 16 tuần bằng cách sử dụng chuột bị đái tháo đường type 2. Những con chuột được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo để mô phỏng lối sống không lành mạnh của con người. Chúng được chia thành hai nhóm: một nhóm được cho ăn chế độ ăn bổ sung 10% bột cà rốt đông khô, trong khi nhóm còn lại được cho ăn chế độ ăn không có cà rốt.
Cả hai chế độ ăn đều có lượng calo phù hợp, đảm bảo biến số duy nhất là các hợp chất hoạt tính sinh học trong cà rốt. Kết quả cho thấy, nhóm được cho ăn bột cà rốt biểu hiện khả năng điều hòa lượng đường trong máu được cải thiện, được đo bằng các xét nghiệm dung nạp glucose.
Xét nghiệm dung nạp glucose đo lường mức độ cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu sau khi tiêu thụ một lượng đường nhất định. Trong nghiên cứu này, chuột được cho uống dung dịch đường và lượng đường trong máu của chúng được đo theo thời gian.
Ăn cà rốt tác động có lợi với lượng đường trong máu và vi khuẩn đường ruột.
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cà rốt làm thay đổi thành phần của hệ vi sinh đường ruột. Chuột ăn cà rốt biểu hiện sự cân bằng lành mạnh hơn của vi khuẩn đường ruột" - Phó Giáo sư Morten Kobæk Larsen tại Khoa Nghiên cứu lâm sàng, Đại học Nam Đan Mạch giải thích.
Ngoài ra, những con chuột này có nhiều vi khuẩn sản xuất acid béo chuỗi ngắn (SCFA). Các phân tử nhỏ này hình thành khi vi khuẩn phân hủy chất xơ trong chế độ ăn uống, giúp điều chỉnh quá trình chuyển hóa năng lượng và lượng đường trong máu đồng thời hỗ trợ sức khỏe đường ruột.
"Mọi thứ chúng ta ăn đều ảnh hưởng đến thành phần của vi khuẩn đường ruột. Ăn cà rốt giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột theo hướng lành mạnh hơn, có lợi cho chuột mắc bệnh đái tháo đường type 2", Phó Giáo sư Morten Kobæk Larsen cho biết thêm.
Theo Giáo sư Lars Porskjær Christensen, chuyên gia hóa học phân tích và hóa học sản phẩm tự nhiên tại Khoa Vật lý, Hóa học và Dược phẩm (SDU), nghiên cứu của họ sử dụng mô hình động vật và bước tiếp theo là tiến hành thử nghiệm lâm sàng. Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực để tiến hành thử nghiệm lâm sàng với cà rốt có chứa hàm lượng hợp chất hoạt tính sinh học tương đối cao. Điều này có thể mở đường cho các nghiên cứu lâm sàng lớn hơn bao gồm các nghiên cứu trên động vật với hợp chất hoạt tính sinh học tinh khiết để chứng minh tác dụng của cà rốt đối với bệnh đái tháo đường type 2.
Cà rốt là loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: vitamin B, C, D, E, acid folic, kali… Trong cà rốt còn có nhiều chất chống oxy hóa quan trọng như: beta carotene, alpha carotene, phenolic acid, glutathione... đã được chứng minh là có khả năng hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính.
Cà rốt là một trong những loại rau củ tốt cho người bệnh đái tháo đường vì nó có chỉ số đường huyết thấp, giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa.
Chất xơ trong cà rốt giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu và ổn định đường huyết sau khi ăn. Cà rốt cung cấp nhiều vitamin A, vitamin K, kali... rất tốt cho sức khỏe tổng thể, đặc biệt là cho mắt. Các chất chống oxy hóa trong cà rốt giúp bảo vệ tế bào, giảm thiểu các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Nên chế biến cà rốt đơn giản để giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất.
Cà rốt chứa các hợp chất hoạt tính sinh học giúp tăng cường khả năng hấp thụ đường của tế bào, hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu. Các chất hoạt tính sinh học này có nguồn gốc từ acid béo không bão hòa, cũng có trong các loại rau khác thuộc họ cà rốt như rau mùi tây, cần tây và củ cải đường.
Các hợp chất hoạt tính sinh học chính trong cà rốt là falcarinol và falcarindiol. Bên cạnh đặc tính kháng nấm, các hợp chất này còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.
Cách sử dụng cà rốt tốt nhất là ăn sống hoặc chế biến đơn giản, chín tới sẽ giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất. Uống nước ép cà rốt cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, tuy nhiên nên pha loãng và uống vừa phải. Ngoài ra có thể luộc, hấp, xào cà rốt để thay đổi khẩu vị.
Đọc thêm tại bài viết sau: Tác dụng phụ đáng sợ của cà rốt ai ăn cũng cần cảnh giác
Mừng xuân Ất Tỵ, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam dành tặng Bạn Cũ món quà sức khỏe: 01 buổi khám dinh dưỡng MIỄN PHÍ. Liên hệ hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!
Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.
Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.
Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.
Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.
Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.
Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.
Những ngày gần đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an công bố đường dây sản xuất, tiêu thụ 573 loại sữa bột giả. Đây là những loại sữa bột không được kiểm định hàm lượng dinh dưỡng, không kiểm nghiệm dưỡng chất đã bán ra thị trường toàn quốc. Nguy hiểm hơn, các loại sữa giả này được nhà sản xuất quảng cáo chủ yếu dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai, những người phụ thuộc rất lớn vào nguồn dinh dưỡng từ sữa. Tuy nhiên, trên thực tế, các sản phẩm này cùng chung một nguyên liệu, công thức, quy trình sản xuất, chỉ bổ sung hoặc thay thế một số nguyên liệu chính, thêm hương liệu, phụ gia nhằm lừa người tiêu dùng về công dụng của sản phẩm.
Sữa mẹ từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng tự nhiên hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ có các thành phần và hàm lượng rất phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết mà còn chứa kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch vốn còn non yếu. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau – từ vấn đề sức khỏe, điều kiện công việc đến lựa chọn cá nhân – không phải cha mẹ nào cũng có thể cho con bú mẹ hoàn toàn. Trong những trường hợp đó, sữa công thức là một giải pháp thay thế được lựa chọn hàng đầu.