Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh tiểu đường ở nam giới

Bệnh tiểu đường type 2, từng được gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin hoặc bệnh tiểu đường khởi phát ở người trưởng thành, là dạng tiểu đường phổ biến nhất, ảnh hưởng tới 90% đến 95% trong số 13 triệu nam giới mắc bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường gần đây đã tăng lên và những thay đổi lớn này thường xuất hiện nhiều hơn ở nam giới.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 thường tăng theo tuổi tác. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo những người không có bất kì yếu tố nguy cơ gây bệnh nào nên bắt đầu xét nghiệm sau 45 tuổi.

Không giống như bệnh tiểu đường type 1, những người mắc bệnh tiểu đường type 2 vẫn có thể tạo ra insulin. Nhưng lượng insulin được sản xuất ra là chưa đủ hoặc cơ thể không thể nhận diện và sử dụng chúng một cách chính xác. Tình trạng này được gọi là kháng insulin.

Khi không có đủ insulin hoặc insulin không được sử dụng đúng mục đích, đường (glucose) không thể đi vào tế bào để sử dụng làm nhiên liệu. Do đó, đường sẽ tích tụ lại trong máu và các tế bào không thể hoạt động như bình thường. Các vấn đề khác liên quan đến tích tụ đường trong máu bao gồm:

  • Mất nước. Sự tích tụ đường trong máu có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Khi thận đào thải đường qua nước tiểu, một lượng lớn nước cũng bị mất đi, gây ra tình trạng mất nước.
  • Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, không nhiễm ceton. Khi mắc tiểu đường type 2, tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng, ngoài ra, không cung cấp đủ lượng chất lỏng cần thiết sẽ dẫn đến nguy cơ cao gặp biến chứng đe dọa đến tính mạng này.
  • Gây hại cho cơ thể. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu nhỏ của mắt, thận và tim. Đồng thời làm tăng nguy cơ xơ vữa các động mạch lớn và có thể gây ra các cơn đau tim hoặc đột quỵ.

 

Những ai có nguy cơ mắc tiểu đường type 2?

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh tiểu đường type 2. Nhưng nguy cơ cao nhất ở những người:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Có thành viên trong gia đình mắc bệnh tiểu đường type 2
  • Mắc các hội chứng chuyển hóa: một nhóm các vấn đề bao gồm cholesterol cao, chất béo trung tính cao, nồng độ HDL (Lipoprotein mật độ cao) hoặc cholesterol "tốt" thấp và nồng độ LDL (Lipoprotein mật độ thấp) hoặc Cholestero "xấu" cao và tăng huyết áp.
  • Thiếu vận động
  • Chế độ ăn nhiều đường và carbohydrate tinh chế, ít chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt
  • Là người Mỹ gốc Phi, người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ da đỏ hoặc thổ dân Alaska. Một số người dân đảo Thái Bình Dương và người Mỹ gốc Á cũng có nguy cơ cao hơn
  • Ngoài ra, người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do quá trình lão hóa khiến cơ thể kém dung nạp đường.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 2?

Mặc dù phổ biến hơn bệnh tiểu đường type 1 nhưng những người mắc tiểu đường type 2 lại chưa thực sự hiểu rõ về căn bệnh này. Nó có thể gây ra bởi một số yếu tố và không phải là một vấn đề duy nhất. Bệnh tiểu đường type 2 có thể di truyền trong gia đình, nhưng cơ chế di truyền hoặc nguyên nhân trong gen gây ra bệnh này vẫn chưa được biết chính xác.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 là gì?

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 khác nhau tùy theo từng người nhưng có thể bao gồm:

  • Khát nước nhiều hơn
  • Đói nhiều hơn (đặc biệt là sau khi ăn)
  • Khô miệng
  • Buồn nôn và thỉnh thoảng nôn mửa
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Mệt mỏi (cảm giác yếu đuối, mệt mỏi)
  • Nhìn mờ
  • Tê hoặc ngứa ran ở tay hoặc chân
  • Nhiễm trùng thường xuyên ở da hoặc đường tiết niệu

Hiếm khi, bệnh tiểu đường type 2 được chẩn đoán sau khi có các dấu hiệu của bệnh trong tình trạng hôn mê do tiểu đường.

Bệnh tiểu đường type 2 được chẩn đoán như thế nào?

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn đang mắc bệnh tiểu đường type 2, trước tiên họ sẽ kiểm tra các dấu hiệu thông qua xét nghiệm máu (lượng đường trong máu cao). Ngoài ra, họ có thể kiểm tra đường hoặc chất ketone trong nước tiểu.

Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2 bao gồm xét nghiệm đường huyết lúc đói và xét nghiệm đường huyết thông thường.

Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2

Nếu bệnh tiểu đường type 2 không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng, bao gồm:

  • Bệnh võng mạc. Những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể đã có vấn đề về mắt có liên quan đến căn bệnh này. Và theo thời gian, những người không có vấn đề về mắt cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng nguy hiểm. Điều quan trọng là phải kiểm soát không chỉ lượng đường mà còn cả huyết áp và cholesterol để ngăn chặn các bệnh về mắt trở nên trầm trọng hơn. May mắn thay, tình trạng mất thị lực không đáng kể ở hầu hết các trường hợp.
  • Tổn thương thận. Nguy cơ mắc bệnh thận tăng theo thời gian, nghĩa là thời gian mắc bệnh tiểu đường càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh thận càng cao. Biến chứng này dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng khác, chẳng hạn như suy thận và tim mạch.
  • Lưu thông máu kém và tổn thương thần kinh. Tổn thương dây thần kinh và xơ cứng động mạch dẫn đến giảm cảm giác và lưu thông máu kém ở bàn chân. Điều này có thể gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng hơn và các vết loét sẽ khó lành hơn. Do đó, có thể làm tăng đáng kể nguy cơ cắt cụt chi. Tổn thương dây thần kinh cũng có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

Những cách giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu cho thấy 90% trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể được ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh một cách đáng kể. Chỉ bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh hơn và hoạt động thể chất đầy đủ. Bằng chứng lớn ủng hộ điều này đã được đưa ra trong một nghiên cứu trên 3.234 người thừa cân và có lượng đường trong máu cao hơn, khiến họ rơi vào nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Những người tuân theo chương trình tập thể dục và ăn kiêng nhằm giảm số cân nặng thừa, trung bình 6,8 kg, đã giảm 58% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người trong nhóm từ 60 tuổi trở lên giảm 71% nguy cơ. Và đây là những người đã có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Các chuyên gia cho biết, hãy giữ cân nặng của bạn ở mức bình thường và luôn vận động, bạn sẽ có thể ngăn ngừa đáng kể bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường được điều trị như thế nào?

Trong một số trường hợp, thay đổi lối sống có thể giúp bệnh được kiểm soát hoàn toàn. Tuy nhiên, nhiều người mắc bệnh tiểu đường cần dùng thuốc uống hoặc tiêm để giảm lượng đường trong máu.

Khi những thuốc này không đủ để cải thiện tình trạng bệnh, insulin (dạng hít và/hoặc tiêm) có thể cần thiết, đôi khi dùng cùng với thuốc uống. Một số loại thuốc mới có tác dụng với insulin để cải thiện việc quản lý lượng đường trong máu đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận.

Mặc dù điều trị đã cải thiện tình trạng bệnh nhưng việc kiểm soát bệnh tiểu đường vẫn là một thách thức, đó là lý do tại sao các chuyên gia tập trung vào việc phòng ngừa.

Những điều cần biết về bệnh tiểu đường?

Một chế độ ăn uống lành mạnh được thiết kế để ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2 bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả, đồng thời tránh đường và carbohydrate tinh chế.

Các nghiên cứu cho thấy rượu thực sự có thể bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường. Kết hợp dữ liệu từ 15 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tiêu thụ rượu vừa phải giúp giảm gần 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Nhưng uống quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ. Ở đây, như mọi khi, điều này có nghĩa là điều độ, chẳng hạn như một ly mỗi ngày.

Hải Yến - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm