Cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ lên cơn sốt, thay vào đó cần theo dõi và hạ sốt kịp thời.
Thân nhiệt trẻ bao nhiêu là sốt?
Với các bậc phụ huynh, trẻ chỉ cần tăng thân nhiệt, sờ trán âm ấm đã là dấu hiệu đáng lo. Tuy nhiên, theo bác sĩ chuyên khoa nhi Tracy Lim – Hệ thống Y tế Cleveland Clinic (Mỹ), không phải cứ sốt là phải đưa trẻ đi bệnh viện.
Thân nhiệt cơ thể người bình thường là 37 độ C, nhưng có thể thay đổi theo độ tuổi, mức độ vận động và nhiều yếu tố khác. Theo BS Lim, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đo thân nhiệt bằng nhiệt kế hậu môn sẽ cho kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng, cha mẹ vẫn có thể dùng loại nhiệt kế nào thoải mái nhất cho trẻ.
Cách xác định thân nhiệt của trẻ bị sốt bằng các loại nhiệt kế khác nhau.
Đôi khi, cơn sốt là dấu hiệu cơ thể trẻ đang chống lại mầm bệnh như virus, vi khuẩn gây cảm lạnh, cảm cúm, viêm tai, đau bụng hoặc nhiễm trùng đường tiểu.
Ngoài sốt, trẻ còn có thể gặp các triệu chứng khác như: Ớn lạnh, đau nhức cơ bắp, đau đầu, đau tai, mệt mỏi, đổ mồ hôi, quấy khóc, da đỏ hoặc tái, nhịp tim tăng, ăn uống kém, khát nước, tiểu ít.
Tuy nhiên, nếu trẻ đã hạ sốt mà vẫn có các biểu hiện trên, cha mẹ nên liên hệ ngay với cơ sở y tế hoặc bác sĩ để được tư vấn.
Biện pháp hạ sốt cho trẻ tại nhà
Cơn sốt được xem là một phần của phản ứng miễn dịch tự nhiên trong cơ thể trẻ. Do đó, trường hợp trẻ sốt nhẹ và vẫn hoạt động, vui chơi và ăn uống bình thường, cha mẹ có thể theo dõi con tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Phương pháp hạ sốt an toàn cho trẻ là dùng thuốc hạ sốt đúng chỉ định (không dùng aspirin), bổ sung nước để hạn chế mất nước. Cho trẻ nghỉ ngơi ở phòng thoáng, tránh gió lùa, nới bớt quần áo cho trẻ.
Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ở nách trên 38 độ C, dùng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt cần đúng liều lượng và đúng khoảng cách thời gian. Nhiều ông bố, bà mẹ lo lắng nên cứ hai tiếng lại cho trẻ uống một liều hạ sốt, trong khi hành động này có thể gây ra những tổn thương cho gan của trẻ. Phụ huynh không nên chỉ tập trung vào dùng thuốc hạ sốt mà quên đi các biện pháp đơn giản và dễ thực hiện như lau mát cơ thể trẻ bằng nước ấm.
Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến nghị, gia đình pha nước ấm (tỷ lệ nước lạnh gấp đôi nước nóng, có thể kiểm tra nhiệt độ nước bằng khuỷu tay, cảm giác ấm giống như nước tắm em bé là được).
Dùng khăn vải sạch nhúng nước ấm, vắt ráo và lau toàn thân cho trẻ ở vị trí trán, nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân. Có thể đặt khăn trên trán, 2 bên hõm nách và 2 bên bẹn của trẻ. Khi khăn bớt ấm, nhúng lại vào chậu nước, vắt ráo nước và lặp lại hành động như trên cho đến khi nhiệt độ giảm.
Đo lại thân nhiệt của trẻ sau mỗi 15 - 30 phút chườm để kiểm tra sự thay đổi của nhiệt độ. Dừng chườm khi thân nhiệt của trẻ hạ xuống dưới 37,5 độ C.
Khi nào trẻ bị sốt nên đến bệnh viện?
Cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất khi:
Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt: Đây là phản ứng xảy ra khi trẻ gặp các bệnh lý nguy hiểm. Nếu thân nhiệt trẻ hạ dưới 36,5 độ C hoặc tăng cao, cha mẹ đều cần đưa con tới bệnh viện.
Trẻ trên 3 tháng tuổi sốt cao uống thuốc không giảm, sốt cao trên 40 độ C.
Trẻ bị sốt hơn 5 ngày.
Trẻ bị sốt li bì, bỏ ăn, chảy nhiều nước dãi, quấy khóc liên tục, cứng cổ, khó thở, môi và lưỡi tím tái, đau bụng, mất nước, buồn nôn, thay đổi hành vi, co giật…
Co giật là hiện tượng mà nhiều phụ huynh lo lắng khi trẻ bị sốt cao. Nếu co giật xảy ra, cha mẹ nên đặt con nằm nghiêng, tuyệt đối không đút bất cứ thứ gì vào miệng trẻ, nhanh chóng gọi cấp cứu. Trong trường hợp trẻ đã có tiền sử sốt cao co giật thì cần sử dụng các thuốc dự phòng co giật theo chỉ định của bác sĩ đã hướng dẫn.
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì phụ nữ mang thai và cho con bú,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm mũi họng cấp ở trẻ em vào mùa lạnh: Nguyên nhân - triệu chứng và hướng dẫn chăm sóc.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.