Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Triệu chứng và cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết cũng như cách chăm sóc phù hợp.

Trẻ sốt xuất huyết cần được phát hiện, điều trị kịp thời tránh biến chứng nghiêm trọng.

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm do muỗi mang virus Dengue gây ra. Bệnh sốt xuất huyết được đặc trưng bởi sốt cao và giảm đột ngột số lượng tiểu cầu, nhưng các triệu chứng và cường độ là khác nhau ở người lớn và trẻ em. Bệnh có thể kéo dài từ 10-14 ngày tùy thể trạng. Vì vậy, các bậc cha mẹ có con nhỏ cần đặc biệt chú ý nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Triệu chứng trẻ sơ sinh sốt xuất huyết

Đối với trẻ sơ sinh (1-12 tháng tuổi), cha mẹ cần chú ý đến các triệu chứng được coi là tiềm ẩn của bệnh sốt xuất huyết như: Sốt cao 3-4 ngày, nhiệt độ cơ thể thấp (dưới 36 độ C), viêm da, nôn nhiều lần trong ngày, chảy máu nướu và chảy máu cam, luôn buồn ngủ, dễ cáu gắt, khóc nhiều.

Triệu trứng trẻ mới biết đi và trẻ em sốt xuất huyết

Sốt cao dai dẳng là triệu chứng phổ biến khi sốt xuất huyết

Sốt cao dai dẳng là triệu chứng phổ biến khi sốt xuất huyết.

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ mới tập đi và trẻ em (dưới 16 tuổi) có thể phát triển vài ngày sau khi bị muỗi mang virus Dengue đốt. Những triệu chứng sốt xuất huyết phổ biến thường gặp là: Đau mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng, đau đầu, sốt cao, đau cơ, đau khớp.

Ngoài ra, một số trẻ cũng có thể gặp các vấn đề như: Xuất hiện các nốt xuất huyết hoặc các mảng bầm tím trên da, buồn nôn, ăn không ngon miệng, yếu đuối, hoạt động thể chất kém.

Đặc biệt, nếu trẻ có các triệu chứng sau, đó là dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh sốt xuất huyết, cần lập tức cho trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị: Da đổ mồ hôi lạnh, nôn nhiều, có máu trong phân và/hoặc nôn mửa, phát ban trên da, mệt mỏi, đau bụng, thở rất nhanh hoặc chậm, sốt cao liên tục 3-4 ngày không thuyên giảm.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

Nếu trẻ sốt kèm theo các triệu chứng trên, cha mẹ nên cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán chính xác và điều trị. Cha mẹ cũng nên áp dụng một số biện pháp chăm con bị sốt xuất huyết tại nhà sau để trẻ sớm phục hồi, khỏe mạnh:

- Để trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối.

- Cho trẻ uống nhiều chất lỏng lành mạnh (tốt nhất là nước trái cây tự làm, nước dừa).

- Cho trẻ ăn thức ăn nhẹ và lành mạnh.

- Nếu trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết, bạn nên cho bé bú thường xuyên để bổ sung chất lỏng và chất dinh dưỡng, giúp bé sớm phục hồi.

- Cung cấp thêm nước điện giải ORS cho trẻ mới biết đi và trẻ em.

- Nên dùng khăn để hạ sốt cho trẻ thay vì cho trẻ uống nhiều thuốc hạ sốt

Nghỉ ngơi rất quan trọng để trẻ sớm phục hồi

Nghỉ ngơi rất quan trọng để trẻ sớm phục hồi.

LƯU Ý:

- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 3-5 tuổi có nhiều khả năng bị sốt xuất huyết nặng. Vì vậy, cha mẹ nên cẩn thận với các dấu hiệu, triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế, tránh biến chứng sốt xuất huyết nặng gây nguy hiểm.

- Cha mẹ không được tự ý cho trẻ tự dùng thuốc vì nó có thể khiến sức khỏe của chúng xấu đi. 

- Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cha mẹ nên chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, phòng muỗi vằn gây sốt xuất huyết, cho trẻ mặc áo dài tay, ngủ trong màn ban đêm lẫn ban ngày, sử dụng kem chống muỗi khi đi ra ngoài, tránh ra ngoài công viên vào buổi tối, bổ sung thực phẩm tăng đề kháng, miễn dịch cho trẻ.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Các biện pháp tự nhiên tránh muỗi đốt phòng sốt xuất huyết đơn giản, hiệu quả.

Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth) - Theo Suc khoe cong
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Xem thêm