Bí quyết nuôi dạy trẻ em khoẻ mạnh của người Nhật.
Chế độ ăn giàu dinh dưỡng
Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng về các nguyên liệu tươi ngon, ít qua chế biến. Bữa ăn truyền thống của người Nhật thường cân bằng, gồm nhiều loại trái cây, rau củ, hải sản, thịt nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Khẩu phần ăn khiêm tốn và thường được bày trên những đĩa nhỏ, khuyến khích việc ăn uống chánh niệm.
Ngoài ra, người Nhật thường xuyên ăn các thực phẩm lên men như súp miso (gồm đậu lên men miso và nhiều nguyên liệu khác như hành lá, rong biển và đậu hũ) và rau củ muối, chứa nhiều men vi sinh (probiotic) và thúc đẩy hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh.
Thỉnh thoảng người Nhật vẫn thưởng thức và ăn đồ ngọt nhưng thường là ít. Trẻ em Nhật sớm học được rằng đồ ngọt chỉ dành để tận hưởng cho những dịp đặc biệt.
Để áp dụng thói quen này, gia đình bạn nên có nhiều bữa ăn từ thực vật hơn, giảm thực phẩm chế biến sẵn và cho con trẻ làm quen với nhiều hương vị và kết cấu món ăn khác nhau ngay từ khi còn nhỏ. Thay vì đồ ngọt, bạn nên dùng trái cây và sữa chua làm món tráng miệng thường xuyên hơn. Sử dụng đĩa và bát nhỏ hơn giúp bạn kiểm soát khẩu phần ăn tốt hơn và ngăn ngừa ăn uống quá nhiều.
Văn hoá hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất là một phần không thể thiếu trong lối sống của người Nhật, trẻ em tập thể dục thường xuyên ở trường học và ở nhà. Trẻ thường đi bộ hoặc đạp xe đến trường, tham gia các lớp thể dục và các hoạt động ngoại khóa tăng cường vận động. Vui chơi ngoài trời cũng được khuyến khích, đặc biệt là hoà mình trong môi trường tự nhiên.
Để áp dụng phương pháp này, bạn nên khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất bằng cách tạo điều kiện cho tập thể dục, hạn chế thời gian nhìn màn hình và khuyến khích con vui chơi ngoài trời. Gia đình có thể tổ chức các chuyến đi chơi đến công viên hoặc khu bảo tồn thiên nhiên, cùng tham gia các hoạt động ngoài trời như chạy, đạp xe, chơi đuổi bắt, đi bộ, đá bóng, nhảy dây... vừa tốt cho sức khoẻ vừa tăng sự gắn kết giữa các thành viên.
Ăn uống chánh niệm
Dạy con ăn chánh niệm là một trong những bí quyết nuôi dạy con của người Nhật.
Bữa ăn ở Nhật Bản là thời gian để thư giãn và thưởng thức những món ăn. Trẻ em được dạy ăn chậm, thưởng thức từng miếng nhỏ và nhận biết tín hiệu đói và no của cơ thể. Những bữa cơm gia đình giúp nuôi dưỡng cảm giác gắn bó và sự gắn kết giữa các thành viên.
Để thực hiện phương pháp này, bạn nên tạo không gian ăn uống yên tĩnh và thoải mái, giảm thiểu những yếu tố gây xao nhãng trong bữa ăn, khuyến khích con ăn chậm và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe các tín hiệu đói và no của cơ thể. Ăn bữa cơm gia đình bất cứ khi nào có thể giúp củng cố sự kết nối và thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh hơn. Trong khi ăn, bạn có thể nói về món mình đang ăn, chú ý cảm nhận hương vị, kết cấu, cách chế biến món ăn.
Nhấn mạnh giáo dục và sự nhận thức
Ở Nhật Bản, ngay từ khi phụ nữ mang thai, bác sĩ đã khuyên nên áp dụng khái niệm Shokuiku. Năm 2005, Nhật Bản ban hành Luật Shokuiku, còn được gọi là “giáo dục ẩm thực". Shokuiku đề cập đến việc dạy trẻ về dinh dưỡng và thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ.
Khái niệm này tương tự như ý tưởng "Dạy trẻ nấu ăn" của người Mỹ, nhưng không chỉ đơn thuần là dạy trẻ cách chuẩn bị bữa ăn. Thay vào đó, Shokuiku tập trung vào việc giáo dục trẻ về những thực phẩm nào tốt cho cơ thể và lý do nên ăn chúng; Ngoài ra dạy trẻ về nguồn gốc thực phẩm và sự trân trọng đối với thực phẩm, đất đai và cơ thể mình.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản cũng rất chú trọng đến giáo dục sức khỏe, dạy trẻ em về tầm quan trọng của lối sống lành mạnh ngay từ sớm. Nhiều trường học còn có quy định về thực phẩm, trong đó trẻ em thậm chí không được đem đồ ăn nhẹ đã chế biến sẵn, nhiều đường, nhiều chất béo đến trường.
Ở trường, trẻ em được học về dinh dưỡng, thể chất, sức khỏe tinh thần và tác động của việc lựa chọn lối sống đối với sức khỏe tổng thể. Bằng cách truyền đạt kiến thức và nhận thức này cho con trẻ, cha mẹ Nhật Bản trao cho trẻ quyền đưa ra những lựa chọn lành mạnh trong suốt cuộc đời.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 thói quen tốt cho sức khỏe nên thực hiện hàng ngày.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh