Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bí quyết tô son môi tươi tắn và lâu trôi

Để giữ son môi lâu trôi và luôn tươi tắn suốt cả ngày, cần kết hợp các bước kỹ thuật tô son và mẹo cố định hiệu quả.

Cách chăm sóc môi luôn mềm mại

Dưỡng ẩm thường xuyên: Môi khô ráp cũng là nguyên nhân khiến son môi không bám màu tốt. Luôn mang theo son dưỡng ẩm và thoa nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi ăn uống hoặc khi cảm thấy môi khô. Ưu tiên các loại son dưỡng chứa các thành phần tự nhiên như bơ hạt mỡ, dầu dừa, dầu jojoba, vitamin E hoặc mật ong. Vào ban đêm, thoa một lớp dày son dưỡng ẩm hoặc vaseline trước khi đi ngủ để môi được phục hồi và cấp ẩm sâu suốt đêm.

Trước khi tô son môi khoảng 5-10 phút, cũng cần thoa một lớp son dưỡng ẩm mỏng sẽ giúp lớp son tươi tắn. Chọn son dưỡng không màu, không bóng để không ảnh hưởng đến màu son chính.

Tẩy tế bào chếtMôi có lớp da chết sẽ khiến son lên màu không đều, dễ bong tróc và nhanh trôi. Tẩy tế bào chết cho môi 1-2 lần mỗi tuần giúp loại bỏ da khô, bong tróc, giúp môi mềm mại và dễ hấp thụ dưỡng chất hơn. Khi da môi mềm mại cũng giúp son lên màu đều và bám màu tốt hơn.

Có thể sử dụng sản phẩm chuyên dụng tẩy tế bào chết dành riêng cho môi của các hãng mỹ phẩm hoặc tự chế hỗn hợp tự nhiên từ đường + mật ong, dầu dừa + đường... Sau khi thoa sản phẩm tẩy da chết cho môi khoảng 1 phút thì nhẹ nhàng massage và rửa sạch.

Bí quyết tô son môi tươi tắn và lâu trôi- Ảnh 1.

Mỗi tuần tẩy da chết cho môi 2 lần...

Tránh các tác nhân gây khô môi:

- Uống đủ nước: Uống đủ lượng nước hàng ngày (khoảng 2 lít) là yếu tố quan trọng để duy trì độ ẩm cho toàn bộ cơ thể, bao gồm cả đôi môi.

- Không liếm môi: Nước bọt có thể làm khô môi nhanh hơn khi bay hơi. Hãy cố gắng bỏ thói quen này.

- Tránh môi trường khô hanh: Khi thời tiết khô hanh, hãy chú ý dưỡng ẩm môi thường xuyên hơn.

- Nếu sử dụng son lì, cần bảo đảm bảo dưỡng ẩm kỹ cho môi trước và sau khi sử dụng.

- Tránh thức ăn cay nóng: Có thể gây kích ứng và làm khô môi ở một số người.

Bảo vệ môi khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời có thể gây hại cho môi, làm môi khô, nứt nẻ và thậm chí gây thâm môi. Hãy chọn son dưỡng môi có chỉ số chống nắng để bảo vệ môi.

Chế độ ăn uống lành mạnhMột chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin, đặc biệt là vitamin E, các vitamin nhóm B và khoáng chất sẽ giúp da và môi khỏe mạnh từ bên trong.

Kích thích tuần hoàn máu: Massage nhẹ nhàng cho môi bằng ngón tay hoặc một chút dầu dưỡng có thể giúp tăng cường lưu thông máu, giúp môi hồng hào và mềm mại hơn.

Tránh các sản phẩm gây kích ứngLựa chọn sản phẩm các sản phẩm chăm sóc môi dịu nhẹ, không chứa hương liệu hoặc các thành phần có thể gây kích ứng.

Thực hiện đều đặn những bước trên sẽ giúp đôi môi của bạn luôn mềm mại, mịn màng và tươi tắn.

Đọc thêm tại bài viết sau: Bí quyết cho đôi môi nứt nẻ 

Các bước tô son môi bền màu và tươi tắn

Tạo lớp nền cho môi: Sử dụng chì kẻ viền môi có màu trùng với màu son hoặc màu nude tự nhiên. Kẻ viền giúp định hình dáng môi, ngăn son lem ra ngoài và tạo lớp nền bám màu tốt hơn. Tô nhẹ một lớp chì kẻ viền mỏng vào lòng môi sau khi kẻ viền.

Sau khi thoa son dưỡng và kẻ viền, có thể dặm nhẹ một lớp phấn phủ không màu lên môi. Lớp phấn này giúp hút dầu thừa và tạo bề mặt lì hơn cho son bám màu.

Tô son nhiều lớp: Đâu tiên, thoa đều lớp son màu yêu thích lên môi. Bặm nhẹ môi vào giấy ăn hoặc giấy thấm dầu để loại bỏ lớp dầu thừa trên bề mặt son.

Sau đó, thoa thêm một lớp son màu nữa. Lớp son thứ hai này sẽ bám chặt hơn vào lớp nền đã tạo.

Sau khoảng 2 phút, nếu muốn son giữ màu cực lâu, có thể lặp lại bước bặm môi và tô thêm một lớp son mỏng nữa.

Bí quyết tô son môi tươi tắn và lâu trôi- Ảnh 3.

Luôn dưỡng ẩm cho môi để tránh da môi bị khô, bong tróc...

Sử dụng sản phẩm cố định son: Một số thương hiệu mỹ phẩm có sản phẩm xịt hoặc gel cố định son môi. Sau khi tô son xong, có thể sử dụng các sản phẩm này theo hướng dẫn để tăng độ bám màu và chống lem trôi.

Lựa chọn loại son môi lâu trôi: Son lì hoặc kem son lì thường có độ bám màu rất tốt và ít bị lem trôi hơn các loại son khác. Tuy nhiên, son lì có thể làm khô môi, vì vậy đừng quên dưỡng ẩm kỹ trước khi dùng.

Son tint (son nước) là một loại son môi kết cấu nhẹ và lỏng, thường được thiết kế để tạo ra một lớp màu nhẹ nhàng và tự nhiên trên môi. Khác với các loại son môi truyền thống, son tint thường có khả năng thẩm thấu vào môi, tạo hiệu ứng màu tự nhiên và lâu trôi. Loại son này thấm sâu vào lớp biểu bì môi, tạo màu tự nhiên và có độ bám màu khá tốt, đặc biệt là các loại tint dạng nước hoặc gel.

Tuy nhiên, son tint có thể làm khô môi nếu không được chăm sóc đúng cách. Trước khi sử dụng, hãy đảm bảo môi được cung cấp đủ ẩm và được dưỡng môi đầy đủ để tránh tình trạng môi bị khô.

Tránh các tác động làm trôi son:

- Hạn chế liếm môi: Nước bọt có thể làm son nhanh trôi hơn.

- Uống nước bằng ống hút: Tránh để miệng trực tiếp chạm vào miệng cốc hoặc chai nước.

- Cẩn thận khi ăn uống: Tránh các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ vì dầu có thể làm son bị hòa tan và trôi.

- Hạn chế chạm tay lên môi: Việc chạm tay lên môi có thể làm son bị lem và trôi đi.

Đọc thêm tại bài viết sau: 3 loại thành phần có trong son dưỡng môi có thể gây kích ứng

ThS.Trần Thị Luyến - Theo Sức khỏe và đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2025

    Bí quyết tô son môi tươi tắn và lâu trôi

    Để giữ son môi lâu trôi và luôn tươi tắn suốt cả ngày, cần kết hợp các bước kỹ thuật tô son và mẹo cố định hiệu quả.

  • 30/04/2025

    Cho thức ăn đựng trong hộp xốp vào lò vi sóng có an toàn không?

    Một món ăn đựng trong hộp xốp mà bạn mua từ tối hôm trước vẫn còn thừa, và giờ bạn đang định bỏ cả hộp vào lò vi sóng để hâm nóng lại và tiếp tục thưởng thức. Vậy bạn hãy dừng ngay hành động đó lại và đọc bài viết sau đây để hiểu vì sao hâm nóng hộp xốp đựng thức ăn trong lò vi sóng lại gây hại cho bạn!

  • 29/04/2025

    Nên ăn gì giúp tăng hiệu quả khi điều trị nám da?

    Chế độ ăn lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng nám da. Tham khảo một số nhóm thực phẩm có lợi cho người bị nám.

  • 29/04/2025

    Dấu hiệu cảnh báo bệnh gout

    Một số người bị bệnh gout, còn được gọi là viêm khớp, cho biết cơn đau bắt đầu bằng cảm giác nóng rát, ngứa hoặc ngứa ran ở khớp, thường là một hoặc hai giờ trước khi cơn bùng phát bắt đầu. Khớp có thể hơi cứng hoặc hơi đau. Không lâu sau đó, các dấu hiệu đặc trưng của bệnh gout sẽ nhanh chóng xuất hiện. Nếu bạn bị các cơn đau tái phát, bạn sẽ học cách phát hiện các dấu hiệu này.

  • 28/04/2025

    Nguyên tắc vàng khi chọn sữa cho trẻ Suy dinh dưỡng

    Suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em là một tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài hoặc cấp tính, ảnh hưởng đến tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ. Trẻ có cân nặng quá thấp (<-2SD) so với chuẩn là SDD nhẹ cân, trẻ có chiều cao thấp (<-2SD) so với chuẩn là được gọi là SDD thấp còi.

  • 28/04/2025

    Du lịch mùa lễ: Bí quyết bảo vệ sức khỏe khi đi xa

    Mùa lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để mọi người rời xa nhịp sống thường nhật, tận hưởng những chuyến đi đầy thú vị bên gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột về môi trường, khí hậu, cùng với những hoạt động di chuyển liên tục có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 27/04/2025

    Nguyên nhân nào có thể gây ra rối loạn cương dương?

    Nếu thỉnh thoảng bạn gặp vấn đề về cương dương thì bạn không cần phải điều trị, tuy nhiên nếu các vấn đề xảy ra thường xuyên hơn, bạn có thể bị rối loạn cương dương. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các nguyên nhân của tình trạng này.

  • 26/04/2025

    Cách xác định và điều trị hành vi chống đối xã hội ở trẻ em

    Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.

Xem thêm