Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bí quyết giảm nguy cơ bệnh tật

Cha mẹ đừng chỉ quan tâm đến mỗi COVID-19 mà quên mất các dịch bệnh nguy hiểm như sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết cũng đang vào mùa.

Do đặc điểm lứa tuổi, điều kiện sinh hoạt, học tập tập thể cùng các nguy cơ rình rập khiến trẻ nhỏ, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Một số bí quyết sau đây sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm

Các vật dụng cần làm sạch

Vòi nước: Tay bẩn có nhiễm virus chạm vào tay cầm vòi nước ở nhà bếp và phòng tắm, khi người khác sử dụng vòi nước, virus có thể lây lan và gây bệnh. Không những thế, những khu vực này là nơi lý tưởng cho nấm men, nấm mốc và vi khuẩn như Salmonella E.coli trú ngụ, phát triển. Vì vậy, việc vệ sinh vòi nước là vô cùng cần thiết. Nên vệ sinh hàng ngày bằng nước xịt khử trùng hoặc khăn lau sạch.

Bàn chải đánh răng bị nhiễm khuẩn: Một nghiên cứu cho thấy bàn chải đánh răng có thể là một trong những vật dụng nhiễm khuẩn nhiều nhất trong nhà. Theo nguyên tắc chung, hãy vệ sinh bằng nước xà phòng nóng từ 1 - 2 lần/tuần. Và nếu như có ai trong gia đình bị bệnh, hãy để riêng bàn chải đánh răng của người đó.

Đồ chơi bằng nhựa nhiễm bẩn: Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn và lây nhiễm các loại virus, do đó những virus, vi khuẩn có thể dễ dàng lây lan sang đồ chơi. Chính vì vậy, cần làm sạch đồ chơi vào cuối mỗi tháng và khi chúng có thể bẩn hơn bình thường (ví dụ như sau khi con bạn bị ốm). Có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn và virus trên đồ chơi bằng nhựa cứng bằng cách rửa với xà phòng và nước ấm. Nếu được, hãy lau sạch bằng hỗn hợp 1 muỗng thuốc tẩy pha với 1 lít nước, sau đó để khô.

Màn hình cảm ứng, các loại điều khiển: Từ những chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng mà chúng ta luôn luôn sử dụng để làm việc, giải trí hằng ngày, virus có thể dễ dàng lây lan từ kính màn hình sang đầu ngón tay khi bạn sử dụng. Ngoài ra, các loại điều khiển cũng là vật dụng thường dùng có thể chứa các vi khuẩn, virus và bẩn nhất trong nhà. Hơn nữa, virus cúm thường sống lâu trên bề mặt nhựa cứng. Vì vậy, cần làm sạch các thiết bị điện tử thường tiếp xúc, đặc biệt là trong thời gian giao mùa vì các loại bệnh truyền nhiễm dễ mắc hơn. Có thể sử dụng khăn lau đặc biệt hoặc thực hiện theo các hướng dẫn để làm sạch màn hình từ nhà sản xuất. Ngoài ra, có thể sử dụng tăm bông hoặc miếng bông tẩm dung dịch sát khuẩn và vắt gần khô để khử trùng. Có thể sử dụng phương pháp trên đối với bàn phím máy tính.

Bàn làm việc, bàn ghế phòng khách: Văn phòng có thể chứa nhiều loại vi trùng. Mọi người mang theo vi khuẩn từ nhà, trên xe buýt, sau đó mang đến văn phòng làm việc rồi lại mang về nhà. Những virus này có thể sống trên bề mặt bàn tới 8 giờ. Vì vậy, cần thường xuyên dọn dẹp và làm sạch không gian làm việc của bạn, đặc biệt là khi cảm lạnh và cúm đang diễn ra.

Ho hoặc hắt hơi có thể lây lan mầm bệnh qua không khí.

5 điều cần nhớ

Thường xuyên rửa tay: Ngay cả khi làm sạch mọi thứ xung quanh, rửa tay vẫn là việc cần phải thực hiện kỹ càng. Thực hiện thường xuyên có thể làm giảm khả năng lây nhiễm các bệnh nhất là các bệnh truyền nhiễm. Cách rửa tay đúng là phải chà 2 bàn tay với xà phòng trong ít nhất 20 giây trước khi rửa sạch. Không quên rửa sạch mu bàn tay, giữa các ngón tay và khu vực bên dưới móng tay. Nếu không có bồn rửa tay, hãy sử dụng chất khử trùng tay với ít nhất 60% cồn.

Không dùng chung đồ cá nhân: Bàn chải đánh răng, khăn tắm, dao cạo râu, khăn tay và đồ cắt móng tay đều có thể là nguồn của các tác nhân truyền nhiễm (vi khuẩn, virus và nấm). Hãy cố gắng nhớ để giữ các vật dụng cá nhân cho chính mình.

Che miệng khi ho hoặc hắt hơi: Để phòng bệnh truyền nhiễm, cần tạo thói quen che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng, vi khuẩn gây bệnh đã bắt đầu phát triển và phân chia từ lâu trước khi bất kỳ triệu chứng nào bắt đầu xuất hiện. Ho hoặc hắt hơi có thể lây lan những mầm bệnh này qua những giọt nước siêu nhỏ trong không khí. Khuyến cáo hiện tại là che miệng bằng cánh tay, tay áo hoặc khuỷu tay, thay vì dùng tay.

Ăn chín, uống sôi: Thực phẩm cần được nấu chín hoặc làm lạnh càng nhanh càng tốt, các loại rau và thịt phải được lưu trữ riêng. Sử dụng thớt riêng cho thịt sống và thức ăn nấu chín. Rửa tất cả các loại rau và trái cây kỹ lưỡng trước khi ăn. Nên uống nước đun sôi, để nguội.

Vệ sinh nhà ở đúng cách: Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ sạch sẽ để phòng bệnh. Mở cửa sổ để cho không khí lưu thông. Virus không thể tồn tại trong một không gian thông thoáng. Nếu thời tiết lạnh, nên mở cửa sổ khoảng 15-20 phút để tránh bị cảm lạnh. Trong lớp học và văn phòng, nên mở cửa sổ để thông gió.        

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Nhóm máu có thể tiết lộ nguy cơ bệnh tật của bạn.

ThS.BS. Hồng Quang - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm