Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Gánh nặng bệnh tật không lây nhiễm

Tại Hội thảo Quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông - Nam Á” do Bộ Y tế phối hợp Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức các chuyên gia đã cảnh báo gánh nặng do bệnh không lây nhiễm gây ra.

Bệnh không lây nhiễm (BKLN) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, đang là một trong những thách thức chủ yếu trong thế kỷ 21. Thống kê trong năm 2016, BKLN gây ra 71% (41 triệu) trong tổng số 57 triệu tử vong trên toàn cầu.

ganh nang benh tat khong lay nhiem
Tại Việt Nam, cứ 10 người tử vong, có gần tám người chết do BKLN.

 

Các BKLN chính gây ra các tử vong này là bệnh tim mạch (chiếm 44% trong tổng số tử vong do BKLN và 31% tử vong toàn cầu); ung thư (chiếm 22% tổng số tử vong do BKLN, 16% tử vong toàn cầu); bệnh phổi mạn tính (chiếm 9% tổng số tử vong do BKLN, 7% tử vong toàn cầu); đái tháo đường (chiếm 4% tử vong do BKLN và 3% tử vong toàn cầu).

Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, 80% số ca bệnh tim mạch giai đoạn đầu, đột quỵ, đái tháo đường tuýp 2 và trên 40% ung thư có thể được phòng ngừa thông qua ăn uống hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn, không hút thuốc lá.

Tại Việt Nam, cứ 10 người tử vong, có gần tám người chết do BKLN. Ước tính 2016, Việt Nam có 548.800 ca tử vong, trong đó tử vong do BKLN chiếm 77%. 44% số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm là trước 70 tuổi.

Trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp; 3,5 triệu người bị bệnh đái tháo đường; hai triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 165.000 ca mắc mới ung thư… Ngoài ra, các bệnh rối loạn tâm thần, trầm cảm - sa sút trí tuệ, tự kỷ ở trẻ em vẫn tiếp tục tăng.

Để ứng phó với gánh nặng của BKLN, Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ nhiều giải pháp. Theo bà Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều người dân chưa có ý thức phòng ngừa bệnh.

Cũng theo bà Xuyên, hiện vẫn còn 45% dân số nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, số người thừa cân, béo phì không ngừng tăng. Bên cạnh đó, người dân Việt Nam sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (9,4 gram/ngày).

Mặt khác, tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, nguy cơ tim mạch, ung thư, tâm thần được phát hiện sớm và quản lý điều trị còn thấp, chỉ dưới 50%...

Còn TS.Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các bệnh không lây nhiễm. Trong đó, một trong những nguy cơ gây ra bệnh không lây nhiễm là vấn đề thừa cân, béo phì.

TS. Trương Hồng Sơn cho biết, khoảng 20 năm trở lại đây, tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì tăng gấp 3 lần và không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở các vùng nông thôn.

“Trước kia, tỷ lệ này phần lớn ở phụ nữ thì bây giờ đã ở cả nam giới và thậm chí ở trẻ em. Một số nghiên cứu ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, đặc biệt là các trường học tư thục, tỷ lệ béo phì có những trường chiếm khoảng 30% (tức là cứ 3 trẻ có 1 trẻ bị thừa cân, béo phì), điều này dẫn đến nguy cơ gia tăng các bệnh không lây nhiễm trong thời gian tới nếu không có các giải pháp chặt chẽ”, TS. Trương Hồng Sơn cho biết.

Về phía Bộ Y tế, ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, để ứng phó với gánh nặng của bệnh không lây nhiễm, Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định phê duyệt "Chiến lược quốc gia về phòng, chống bệnh ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đọan 2013-2020”.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, hiện Việt Nam đã đạt 9 trong số 19 chỉ số đánh giá tiến độ và năng lực đáp ứng quốc gia về phòng chống bệnh không lây nhiễm.

Đặc biệt, ngày 2/9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1092/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình sức khỏe Việt Nam nhằm kết nối và thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình về bảo vệ, nâng cao sức khỏe và tầm vóc người Việt Nam, gắn với phát triển y tế cơ sở, phòng chống các yếu tố nguy cơ và dự phòng bệnh không lây nhiễm.

Với Chương trình sức khỏe Việt Nam sẽ tập trung tăng cường phát hiện sớm người mắc các bệnh không lây nhiễm (tăng huyết áp, đái tháo đường, nguy cơ tim mạch) ngay từ tuyến y tế cơ sở, thông qua theo dõi các chỉ số khối cơ thể (BMI), đo huyết áp, xét nghiệm đường máu tối thiểu 1 lần/năm, phát hiện sớm một số ung thư phổ biến qua khám sàng lọc tại y tế cơ sở và cộng đồng; quản lý, chăm sóc liên tục và lâu dài tại y tế cơ sở và tại cộng đồng…

“Hiện Bộ đã xây dựng mô hình thí điểm cho 26 trạm y tế xã và trong thời gian tới, tiếp tục sẽ có 1000 trạm y tế được xây dựng theo mô hình này. Bên cạnh đó, các địa phương cũng xây dựng trạm y tế theo mô hình trạm y tế 26 xã điểm góp phần nâng cao vai trò chăm sóc, quản lý người mắc bệnh không lây nhiễm từ tuyến cơ sở”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết.

D.Ngân - Theo Hải quan Online
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm