Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lợi ích của chế độ ăn và giảm cân với người tăng huyết áp

Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng chế độ ăn và cân nặng đóng vai trò quan trọng trong tiến triển của bệnh tăng huyết áp.

Vì vậy, thực hiện chế độ ăn và giảm cân là những biện pháp điều trị không thể thiếu đối với bệnh nhân tăng huyết áp.

Thực hiện chế độ ăn với người bệnh

Giảm lượng muối natri: Ăn giảm muối giúp hạ huyết áp ở những người tăng huyết áp hoặc ở giới hạn bình thường cao. Ăn giảm muối cũng làm giảm tỷ lệ bệnh nhân phải tái nâng liều thuốc hạ áp sau khi đã được phép giảm liều.

Chuyển từ thói quen ăn mặn sang chế độ ăn giảm muối giúp giảm nhẹ huyết áp ở những người huyết áp bình thường. Khi lượng natri đưa vào cơ thể giảm từ 4000 mg xuống còn 2000 mg mỗi ngày thì huyết áp có thể giảm từ 2 – 3 mmHg. Trong 7 năm ăn giảm muối, huyết áp có thể giảm đi 10 mmHg. Như vậy, ăn giảm muối có thể giúp làm giảm nguy cơ tim mạch.

Ăn nhiều rau quả: Ăn nhiều rau quả hàng ngày có thể làm giảm huyết áp và phòng chống tăng huyết áp. Một nghiên cứu cho thấy bệnh nhân tăng huyết áp mức độ vừa ăn nhiều rau làm giảm được huyết áp tâm thu nhiều hơn so với khi ăn theo tiết chế bình thường.

Một trong những thành phần của rau quả có thể gây tác động đến huyết áp đó là chất xơ. Tăng chất xơ trong khẩu phần ăn có thể làm giảm huyết áp. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy nếu ăn trung bình hàng ngày 11,5 gam chất xơ sẽ làm huyết áp giảm được 1,2 – 1,3 mmHg. Mặt khác, ăn nhiều chất xơ sẽ có nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe, ví dụ như giảm được lượng cholesterol toàn phần và nồng độ insulin. Nên ăn từ 20 – 35 gam chất xơ mỗi ngày. Ngũ cốc là nguồn cung cấp chất xơ rất quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày.

loi-ich-cua-che-do-an-va-giam-can-voi-nguoi-tang-huyet-ap-1

Chế độ ăn nhiều rau quả tốt cho người bệnh tăng huyết áp.

Ăn cá nước ngọt: Tăng lượng cá nước ngọt trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể giúp hạ huyết áp. Phối hợp với biện pháp giảm cân nặng làm hạ huyết áp được nhiều hơn. Trong một nghiên cứu khoa học cho thấy ăn nhiều cá và giảm cân nặng làm huyết áp 133/77 mmHg giảm xuống 119/68 mmHg.

Bỏ hoặc hạn chế uống cà phê: Cà phê có thể làm tăng nhẹ huyết áp cho dù tác dụng nà y chỉ là tạm thời. Dùng cà phê vừa phải không gây nguy cơ tăng huyết áp trong phần lớn các trường hợp.

Nghiện cà phê có thể làm tăng huyết áp vừa phải ở một số bệnh nhân. Phân tích tổng hợp 18 nghiên cứu khoa học cho thấy uống cà phê làm huyết áp tâm thu tăng 1,2 mmHg và huyết áp tâm trương tăng 0,49 mmHg. Huyết áp giảm xuống sau khi bỏ thói quen uống cà phê hàng ngày.

Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục có thể làm giảm huyết áp từ 5 – 15 mmHg. Để có được hiệu quả này cần phải tập thường xuyên và kéo dài. Ngừng tập luyện có thể làm cho huyết áp tăng trở lại. Cần lưu ý rằng bên cạnh tập thể dục thường xuyên, các động tác đi lại, vươn thở sâu... có thể giúp tiêu hao 100 – 800 calo mỗi ngày.

Lợi ích của giảm cân

Thừa cân gây nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác phối hợp với tăng huyết áp. Cùng với tuổi, tăng cân dần dần trong cuộc sống dường như góp phần làm tăng huyết áp ở những người có tuổi.

Giảm cân là kết quả đạt được của nhiều biện pháp không dùng thuốc phối hợp, ví dụ giảm calo trong khẩu phần ăn, tăng cường luyện tập thể dục, hạn chế bia rượu...

Thừa cân làm tăng huyết áp và làm cho huyết áp khó kiểm soát huyết áp ở những bệnh nhân tăng huyết áp. Ngược lại, giảm đi 1kg cân nặng giúp huyết áp giảm 1mmHg.

Thêm vào tác dụng hạ áp, giảm cân còn mang lại một số lợi ích khác như giảm cholesterol máu, giảm phì đại tim, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Vì vậy, chúng  ta cần duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý. Giảm cân có thể khó đạt được và khi đạt được cũng khó duy trì nên việc duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp phối hợp như tiết chế hàng ngày, không nên sử dụng thức ăn quá béo hoặc nhiều đồ uống có ga, luyện tập thể dục và kiểm tra cân nặng thường xuyên. Nếu có điều kiện, nên đến tư vấn bác sĩ về dinh dưỡng, tim mạch hoặc nội tiết để sức khỏe của chúng ta được chăm sóc tốt hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách ăn uống giúp hạ huyết áp

PGS. TS. Tạ Mạnh Cường - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 08/04/2025

    Cân bằng công việc và cuộc sống: Giữ gìn sức khỏe tinh thần cho người trưởng thành

    Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...

  • 08/04/2025

    Uống diệp lục mang lại lợi ích gì?

    Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

  • 07/04/2025

    10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa

    Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.

  • 07/04/2025

    Ngày Sức Khỏe Thế Giới: - Khởi đầu khỏe mạnh tương lai tươi sáng

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.

  • 06/04/2025

    Chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng không dung nạp lactose

    Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.

  • 06/04/2025

    Phân biệt bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt

    Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!

  • 05/04/2025

    10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

    Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

  • 05/04/2025

    Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không?

    Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.

Xem thêm