Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bị hở van tim sống được bao lâu?

Hở van tim có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị để kéo dài sự sống cho người bệnh bằng cách sửa chữa hoặc thay thế van tim. Để tim của bạn hoạt động bình thường, bốn van tim cần đóng mở đúng cách và đóng chặt để đảm bảo máu chảy đúng hướng qua các buồng tim của bạn.

Van tim bị hở, còn được gọi là hở van tim, có nghĩa là máu có thể chảy ngược thay vì chảy xuôi theo giải phẫu. Điều này làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và các biến chứng khác như rối loạn nhịp tim và suy tim.

Trong những trường hợp nhẹ, hở van tim có thể không có triệu chứng và không cần điều trị ngoài việc thăm khám kiểm tra định kỳ. Nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, hở van tim có thể cần phải sửa chữa hoặc thay thế van tim. Các triệu chứng hở van tim có thể gặp:

  • Đau tức ngực hoặc khó chịu
  • Tim đập nhanh
  • Lâng lâng
  • Hụt hơi

Để tránh các biến chứng đe dọa tính mạng bạn cần đi khám nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của hở van tim. Bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh cũng như đưa ra liệu trình điều trị phù hợp với bạn. Nếu hở van tim nghiêm trọng hơn, bạn có thể cần sửa chữa hoặc thay van tim. Theo thống kê mỗi năm, Việt Nam có khoảng 200.000 người tử vong do các bệnh tim mạch, hở van ba lá là một dấu hiệu thường gặp trên siêu âm tim với t lệ từ 65-85% dân số.

Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn cho người suy tim

Điều gì có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ nếu bạn bị hở van tim?

Tiên lượng ở người bị hở van tim phụ thuộc vào van nào bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng của hở van. Bốn van của tim bao gồm:

  • Van động mạch chủ
  • Van hai lá
  • Van động mạch phổi
  • Van ba lá

Bất kỳ van nào cũng có thể bị hở van hoặc vấn đề ngược lại, hẹp - tình trạng van trở nên cứng và không còn có thể mở đủ rộng để cho đủ máu chảy qua. Tuổi cao chỉ là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh hở van tim. Một yếu tố quan trọng khác là sự hiện diện của các bệnh tim khác, chẳng hạn như:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Bệnh mạch vành
  • Bệnh cơ tim
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Cơn đau tim hoặc đột quỵ trước đó

Bệnh càng kéo dài không được điều trị thì nguy cơ biến chứng tim càng cao. Mức độ nghiêm trọng của hở van cũng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ, ngay cả khi van được sửa chữa hoặc thay thế. Nếu bạn cần sửa chữa hoặc thay thế van tim thì tiên lượng phẫu thuật thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề, chuyên môn kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật bởi đây là một phẫu thuật can thiệp không đơn giản.

Tuổi thọ của người hở van động mạch chủ

Van động mạch chủ cho phép máu đi từ tâm thất trái vào động mạch chủ và phần còn lại của cơ thể. Nếu máu thấm ngược vào tâm thất trái thì tim phải bơm máu mạnh hơn để đẩy đủ máu ra ngoài đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến:

  • Suy tim
  • Rối loạn nhịp tim
  • Tử vong

Nghiên cứu cho thấy khoảng 75% những người bị hở van động mạch chủ nặng, còn được gọi là thiểu năng động mạch chủ, sống ít nhất 5 năm sau khi chẩn đoán bằng điều trị bảo tồn, nhưng chỉ 50% sống được 10 năm. Tuy nhiên, ước tính tuổi thọ giảm xuống còn khoảng 2 năm nếu hở van động mạch chủ nghiêm trọng không được điều trị, dẫn đến suy tim sung huyết. Theo một nghiên cứu năm 2021, những người từ 60 - 64 tuổi trải qua phẫu thuật thay van động mạch chủ có thể sống thêm khoảng 16,2 năm. Đối với những người từ 85 tuổi trở lên, thời gian sống sau khi thay van là 6,1 năm.

Tuổi thọ của người bị hở van ba lá

Van ba lá ngăn tâm nhĩ phải với tâm thất phải, giúp bơm máu lên phổi để trao đổi oxy. Hở van ba lá có nghĩa là máu chảy ngược vào tâm nhĩ phải. Tình trạng này có thể gây ra những thay đổi đáng kể về áp suất trong tâm thất phải. Điều này có thể làm tăng nguy cơ suy tim hoặc rối loạn nhịp tim phổ biến gọi là rung tâm nhĩ. Theo một bài báo năm 2022, tỷ lệ tử vong trung bình trong 5 năm đối với bệnh hở van ba lá nghiêm trọng kèm theo suy tim với tần suất tống máu giảm là khoảng 34%. Hở van ba lá nguyên phát cũng có thể dẫn đến suy tim, với tỷ lệ tử vong trong 5 năm là 48%.

Tuổi thọ của người bị hở van động mạch phổi

Van động mạch phổi cho phép máu đi từ tâm thất phải đến phổi, nơi nó lấy oxy trước khi quay trở lại tim để bơm ra ngoài cơ thể. Khi bị trào ngược phổi, máu chảy ngược trở lại tâm thất phải trước khi được cung cấp oxy. Đây là loại hở van tim ít phổ biến nhất. Nguyên nhân phổ biến của hở van động mạch phổi bao gồm:

  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Tăng huyết áp động mạch phổi

Hở van động mạch phổi có thể dẫn đến tiếng thổi ở tim và trong một số trường hợp hiếm gặp là suy tim. Theo một nghiên cứu năm 2021 về những người đã thay van động mạch phổi, tỷ lệ sống sót sau 10 năm kể từ khi làm phẫu thuật là khoảng 90%.

Đọc thêm bài viết: Dinh dưỡng phục hồi, phòng ngừa những cơn đau tim

Có thể sửa van tim bị hở mà không cần phẫu thuật?

Trong một số trường hợp, van tim bị hở có thể được sửa chữa hoặc thay thế bằng thủ thuật đặt ống thông xâm lấn tối thiểu thay vì phẫu thuật tim hở. Tuy nhiên, không phải ai cũng được điều trị bằng phương pháp này. Với thủ thuật đặt ống thông xâm lấn tối thiểu, một ống thông mỏng, dẻo được luồn qua mạch máu ở háng và lên đến tim của bạn. Ống thông sẽ được trang bị các công cụ cho phép sửa chữa hoặc thay thế van tim bị ảnh hưởng. Tuy nhiên bạn cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Làm thế nào để bạn biết nếu bệnh hở van tim đang trở nên tồi tệ hơn?

Trong nhiều trường hợp, van tim bị hở dần trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Vậy nên bạn cần phải theo dõi các triệu chứng và lưu ý mọi thay đổi. Một số triệu chứng là dấu hiệu cho bạn biết bệnh van tim của bạn đang trở nên tồi tệ hơn:

  • Khó thở tăng lên, ngay cả khi bạn không gắng sức
  • Không thể hít thở sâu khi nằm xuống
  • Hay chóng mặt hoặc cảm giác lâng lâng
  • Những cơn đau ngực hoặc khó chịu thường xuyên hơn
  • Sưng bất thường ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân
  • Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim
  • Ngất xỉu không rõ nguyên nhân

Nếu bạn bị bệnh hở van tim nghiêm trọng, hãy đi thăm khám sớm để xem liệu bạn có cần điều trị van tim hay không. Bác sĩ sẽ yêu cầu các bạn làm các cận lâm sàng như siêu âm tim để đánh giá tình trạng bệnh của bạn đang tiến triển như thế nào và phương pháp điều trị mà bạn có thể cần.

Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn. Tham khảo dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

BS Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

Xem thêm