Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh vảy cá

Bệnh vảy cá là một bệnh ngoài da có hơn 20 thể khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh vảy cá thông thường hay gặp nhất.

Bệnh vảy cá thông thường là gì?

Bệnh vảy cá là một bệnh ngoài da, có tới hơn 20 thể của bệnh này. Trong đó, bệnh vảy cá thông thường là phổ biến nhất và các triệu chứng cũng nhẹ nhất. Thật vậy, có tới 95% trường hợp mắc bệnh vảy cá ở thể bệnh thông thường.

Đọc thêm tại bài viết: Cải thiện tình trạng da tay chân bị khô khi trời lạnh

Đặc điểm chính của bệnh vảy cá thông thường là da khô, dày và có vảy. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở trẻ em, thường là xuất hiện ngay trong năm đầu đời của trẻ. Người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Bệnh vảy cá thông thường phổ biến trong cộng đồng với tần xuất 250-300 người thì sẽ có một người mắc bệnh.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh vảy cá

Nguyên nhân

Bệnh vảy cá thường do di truyền. Tuy nhiên, một số bệnh nhân vẫn có thể mắc bệnh này do bệnh lý hoặc do phản ứng với thuốc.

Ở bệnh vảy cá, các tế bào da sinh sản ở tốc độ bình thường, nhưng chúng không tách ra trên bề mặt da như bình thường. Ngoài ra, các tế bào da chết không bong ra đủ nhanh và gây ra sự tích tụ của vảy.

Bệnh vảy cá ở trẻ em thường do gen gây bệnh được di truyền từ một hoặc cả hai cha mẹ. Đây được gọi là bệnh vảy cá thông thường di truyền. Cha mẹ không nhất thiết phải mắc bệnh mới có thể truyền gen cho con cái. Trẻ em thừa hưởng gen bệnh vảy cá của cha mẹ sẽ có 50% khả năng mắc bệnh này.

Một nguyên nhân tiềm ẩn khác của bệnh vảy cá thông thường là đột biến gen có thể xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi. Nếu điều này xảy ra, da của trẻ sẽ thiếu một loại protein quan trọng gọi là filaggrin, giúp cơ thể tạo ra lớp ngoài cùng của da và loại bỏ các tế bào da chết.

Ở người lớn, căn bệnh này được gọi là bệnh vảy cá mắc phải v à có thể do các bệnh khác gây ra, những bệnh này bao gồm suy thận, một số loại ung thư, bệnh sarcoidosis, bệnh phong và HIV.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh có thể do thuốc gây ra, chẳng hạn như cimetidine - thuốc điều trị loét và trào ngược axit, và clofazimine - thuốc điều trị bệnh phong, hoặc do một loại vitamin như axit nicotinic (một loại vitamin B).

Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh vảy cá là giống nhau cho dù là do nguyên nhân di truyền hay mắc phải.

Các triệu chứng của bệnh vảy cá thông thường bao gồm:

  • Da khô, ngứa
  • Da dày, thô ráp trông bẩn, dễ thấy nhất ở lòng bàn tay và lòng bàn chân
  • Vảy màu trắng, xám hoặc nâu ở mặt trước của chân, mặt sau của cánh tay, da đầu, lưng hoặc bụng. Nếu vảy xuất hiện trên mặt thì chủ yếu ở trán và má. Đôi khi các cạnh của vảy cong lại, khiến da có cảm giác thô ráp.
  • Các rãnh ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các rãnh này có thể chạy sâu trong các trường hợp nghiêm trọng, gây ra các vết nứt trên da. Nếu các vết nứt đủ sâu có thể bị nhiễm trùng.
  • Các vết sưng thô ở cánh tay, đùi và mông (sừng hóa nang lông). Các vết sưng thường bị nhầm với các vết thâm do mụn trứng cá.
  • Không có khả năng đổ mồ hôi một cách đầy đủ. Triệu chứng này xảy ra trong các trường hợp nghiêm trọng và có thể gây quá nhiệt (vì đổ mồ hôi giúp làm mát cơ thể).

Nhiều bệnh nhân không nhận ra rằng họ bị bệnh vảy cá vì các triệu chứng có thể rất nhẹ. Họ chỉ nghĩ rằng da mình khô nên họ thoa kem dưỡng ẩm để có thể làm giảm tình trạng bong tróc.

Bệnh vảy cá có xu hướng trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông, khi không khí lạnh và khô có thể gây ra các triệu chứng của bệnh. Vào mùa hè, căn bệnh này hầu như có thể biến mất do không khí ấm và ẩm.

Đôi khi bệnh nhân nhận thấy các triệu chứng của bệnh vảy cá trước khi được chẩn đoán mắc các bệnh nghiêm trọng hơn. Mặt khác, các triệu chứng của bệnh vảy cá đôi khi có thể xuất hiện nhiều năm sau khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc các bệnh khác nghiêm trọng hơn.

Đọc thêm tại bài viết: Chăm sóc trẻ viêm da cơ địa đúng cách khi thời tiết chuyển mùa

Chẩn đoán

Bệnh vảy cá thường bị nhầm với tình trạng da khô và có vảy nên bệnh dễ bị bỏ qua. Nếu việc thoa kem dưỡng ẩm hai lần một ngày không có tác dụng, bác sĩ da liễu có thể chẩn đoán bệnh vảy cá bằng cách kiểm tra da và phân biệt bệnh này với các bệnh ngoài da khác.

Trước khi đến gặp bác sĩ, bạn hãy:

  • Tìm hiểu xem có người thân nào của bạn mắc các triệu chứng về da tương tự không.
  • Lưu ý thời điểm các triệu chứng xuất hiện lần đầu.
  • Liệt kê bất kỳ tình trạng bệnh lý hoặc tình trạng da nào khác mà bạn mắc phải, cũng như các loại thuốc, vitamin và thực phẩm bổ sung mà bạn đang dùng.

Bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết (cắt bỏ một phần nhỏ da để kiểm tra dưới kính hiển vi). Vì bệnh này ở trẻ em có nguyên nhân do di truyền, do đó bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm di truyền.

Điều trị

Không có cách chữa khỏi bệnh vảy cá, tuy nhiên, bác sĩ có thể đưa ra cho bạn các phương pháp điều trị sau:

  • Tắm nhiều hơn một lần một ngày. Dưỡng ẩm cho da giúp làm mềm vảy cá.
  • Trước khi tắm, thoa sáp dầu khoáng (hỗn hợp gồm sáp và dầu khoáng) hoặc các chất làm mềm đặc, dịu nhẹ khác lên vết loét hở hoặc vết nứt sâu. Các loại thuốc mỡ như vậy có thể làm dịu cảm giác nóng rát hoặc châm chích do nước gây ra và có thể loại bỏ các vết nứt sâu trên da. Thêm muối biển vào nước tắm cũng có thể làm giảm cảm giác nóng rát, châm chích và ngứa trên da.
  • Ngay sau khi tắm, hãy thoa một lượng kem dưỡng ẩm vừa đủ. Kem dưỡng ẩm có thể khóa độ ẩm từ nước tắm vào da. Một số loại kem dưỡng ẩm mạnh có chứa các hóa chất axit lactic, axit salicylic và urê cũng có thể giúp da bong tróc đúng cách.
  • Dùng thuốc uống và/hoặc thuốc bôi ngoài da do bác sĩ kê đơn, bao gồm thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng da.
  • Thêm một lượng nhỏ thuốc tẩy vào nước tắm nếu nhiễm trùng da thường xuyên. Thuốc tẩy giúp làm giảm số lượng vi khuẩn trên da. (Chỉ thực hiện phương pháp này nếu được bác sĩ chỉ định).
  • Chà nhẹ vảy bằng miếng bọt biển mài mòn trong khi tắm, sau khi nước tắm đã làm mềm vảy. Cách này sẽ giúp loại bỏ da chết.
  • Điều trị bệnh lý gây ra bệnh vảy cá hoặc giảm liều thuốc gây ra bệnh vảy cá mắc phải.

Biến chứng

Các biến chứng liên quan đến bệnh vảy cá thông thường bao gồm:

  • Nhiễm trùng da
  • Trẻ em mắc bệnh có thể có nguy cơ mắc bệnh chàm, hen suyễn, sốt cỏ khô (sốt mùa hè) và nổi mề đay cao hơn.
  • Bệnh vảy cá có thể gây mất nước, phồng rộp, quá nhiệt, mất calo nhanh và dị ứng da.
  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng về mặt tâm lý do tình trạng da.

Tiên lượng

Đối với một số trẻ mắc bệnh vảy cá thông thường, vảy sẽ ít thấy hơn trong tuổi dậy thì. Trong những trường hợp khác, các triệu chứng có thể biến mất trong thời thơ ấu và quay trở lại trong những năm thiếu niên, hoặc thậm chí là trưởng thành.

Bệnh lý này thường cải thiện theo tuổi tác. Phần lớn những người mắc bệnh vảy cá thông thường vẫn sống một cuộc sống bình thường, mặc dù họ có thể sẽ luôn phải điều trị da. Bệnh cũng hiếm khi ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Theo Cleveland Clinic
Bình luận
Tin mới
  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

  • 18/04/2025

    Phòng chống cháy nổ mùa nóng

    Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.

  • 17/04/2025

    Hãy chọn sữa công thức đúng chuẩn cho trẻ từ 2-5 tuổi

    Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.

  • 17/04/2025

    Bí quyết chọn sữa tối ưu dinh dưỡng cho trẻ 7–24 tháng tuổi

    Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.

  • 17/04/2025

    Chuyên mục: Hiểu đúng - Chọn đúng

    Những ngày gần đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an công bố đường dây sản xuất, tiêu thụ 573 loại sữa bột giả. Đây là những loại sữa bột không được kiểm định hàm lượng dinh dưỡng, không kiểm nghiệm dưỡng chất đã bán ra thị trường toàn quốc. Nguy hiểm hơn, các loại sữa giả này được nhà sản xuất quảng cáo chủ yếu dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai, những người phụ thuộc rất lớn vào nguồn dinh dưỡng từ sữa. Tuy nhiên, trên thực tế, các sản phẩm này cùng chung một nguyên liệu, công thức, quy trình sản xuất, chỉ bổ sung hoặc thay thế một số nguyên liệu chính, thêm hương liệu, phụ gia nhằm lừa người tiêu dùng về công dụng của sản phẩm.

  • 17/04/2025

    Chọn sữa công thức cho trẻ dưới 6 tháng tuổi: Hiểu đúng để nuôi con khỏe mạnh

    Sữa mẹ từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng tự nhiên hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ có các thành phần và hàm lượng rất phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết mà còn chứa kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch vốn còn non yếu. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau – từ vấn đề sức khỏe, điều kiện công việc đến lựa chọn cá nhân – không phải cha mẹ nào cũng có thể cho con bú mẹ hoàn toàn. Trong những trường hợp đó, sữa công thức là một giải pháp thay thế được lựa chọn hàng đầu.

  • 17/04/2025

    573 loại sữa bột giả không được kiểm nghiệm đã bán ra thị trường

    Cơ quan điều tra cho rằng sữa bột giả do Công ty Rance Pharma và Hacofood Group sản xuất, tiêu thụ đều không được kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng, không kiểm nghiệm dưỡng chất.

Xem thêm