Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh thoái hóa xương sụn cột sống ở trẻ em

Một thời gian dài sau khi Scheuermann phát hiện ra bệnh, người ta cho rằng nguyên nhân của bệnh là do viêm xương sụn cột sống nên bệnh còn gọi là viêm xương sụn cột sống (spinal osteochondritis).

Sinh bệnh học: Một thời gian dài sau khi Scheuermann phát hiện ra bệnh, người ta cho rằng nguyên nhân của bệnh là do viêm xương sụn cột sống nên bệnh còn gọi là viêm xương sụn cột sống (spinal osteochondritis). 

Tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu sau đó không tìm ra bằng chứng của viêm và câu hỏi bệnh nguyên- bệnh sinh của bệnh vẫn chưa có câu trả lời xác đáng. Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi hiện nay cho rằng bệnh có tổn thương nguyên phát từ sự rối loạn tại đĩa sụn phát triển, nơi chuyển từ sụn thành xương trưởng thành.

Từ đó thân các đốt sống bị biến dạng, thường ở các đốt ngực thấp hoặc đốt sống thắt lưng cao. Bệnh Scheuermann kinh điển có triệu chứng gù, đau ở đốt sống ngực, tuy nhiên về sau một số tác giả nhận thấy gù ở đốt sống thắt lưng hoặc cả đốt sống ngực và đốt sống thắt lưng. Các yếu tố bệnh sinh phối hợp bao gồm các yếu tố cơ học, chuyển hóa và nội tiết.

Người ta thấy rằng bệnh có liên quan đến yếu tố chấn thương, làm việc gắng sức hoặc hay hoạt động thể thao nặng ở trẻ hệ xương chưa trưởng thành. Hình ảnh mô bệnh học trên kính hiển vi điện tử chứng tỏ giảm tỷ lệ collagen/ proteoglycan ở đĩa sụn phát triển kèm có canxi hóa sụn trong. Tuổi mắc bệnh hay gặp từ 13- 16 tuổi, hiếm khi chẩn đoán bệnh trước 10 tuổi.

Triệu chứng lâm sàng: Gù, vẹo cột sống ở trẻ thường được người thân hoặc thầy cô giáo tình cờ phát hiện. Chỉ có 20% bệnh nhân đau tại khu vực gù, đau âm ỉ, cảm giác tức nặng, thường cách quãng không liên tục và liên quan đến hoạt động thể lực, giảm khi nghỉ ngơi. Khám bệnh nhân thấy gù cột sống, có thể có vẹo gây giảm, hạn chế vận động rõ.

Co cơ cạnh cột sống, đặc biệt ở ngay trên và dưới vị trí gù. Các triệu trứng thần kinh do chèn ép hiếm khi gặp. Xét nghiệm thường không có bất thường.

Hình ảnh Xquang điển hình của bệnh: trên phim nghiêng thấy hình gù cột sống, mất tư thế ưỡn; thân đốt sống hình chêm, tăng đường kính trước sau thân đốt, khe khớp giữa các đốt sống bị hẹp, có thể có canxi hóa ở sụn khớp. Bề mặt thân đốt sống không đều, có thoát vị nội xốp tạo thành hình ảnh khuyết ở bề mặt đốt sống (hạt Schmorl). Tuy nhiên lưu ý hạt Schmorl có thể gặp trong một số bệnh khác như bệnh Wilson, bệnh thiếu máu tế bào hình liềm...

Trên phim thẳng thấy cột sống có thể vẹo. Tác giả Sorenson đề ra tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Scheuermann bao gồm: cột sống gù tạo thành một góc trên 40o, hẹp khe đốt sống kèm bất thường bề mặt thân đốt sống, góc xẹp hình chêm trên 5o của ít nhất 3 thân đốt sống kế tiếp.

Các tiêu chuẩn trên cho phép loại trừ gù do các nguyên nhân khác như gù đau lưng do tư thế (triệu chứng gù không thường xuyên, tăng khi đau lưng nhiều), loạn sản xơ xương, viêm cột sống dính khớp, bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ cung sau đốt sống trước tuổi trưởng thành hoặc sau điều trị tia xạ tại cột sống, loãng xương xẹp đốt sống do dùng corticoid kéo dài.

Một điểm cần lưu ý là một số bệnh nhân có triệu chứng đau cột sống kiểu cơ học (tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi), Xquang có hẹp khe đốt sống kèm thay đổi bất thường về bề mặt đốt sống như hạt Schmorl hay đốt sống có hình chêm nhẹ nhưng không có triệu chứng gù hay được bác sĩ chẩn đoán hình ảnh kết luận mắc bệnh Scheuermann.

Tuy nhiên một số tác giả khuyến cáo chỉ nên gọi đó là hình ảnh cột sống Scheuermann (lumbar Scheuermann’s) chứ không nên chẩn đoán là bệnh Scheuermann. Những hình ảnh đó ở người trưởng thành không có ý nghĩa nhiều về mặt bệnh lý nên chẩn đoán bệnh Scheuermann ở những đối tượng này có thể gây lo lắng không cần thiết cho bệnh nhân về tiến triển cũng như tiên lượng bệnh.

Điều trị bệnh: Còn một số điểm tranh cãi về vai trò của các phương pháp điều trị trong từng giai đoạn. Một số ý kiến cho rằng tiến triển tự nhiên của bệnh là lành tính và do đó không cần điều trị. Các tác giả này dẫn chứng việc điều trị trên một số bệnh nhân không có hiệu quả.

Tuy nhiên đa số thống nhất việc điều trị là cần thiết, bao gồm bảo tồn nội khoa và chỉnh hình ngoại khoa. Điều trị nội khoa gồm phục hồi chức năng và dùng thuốc giảm đau trong đó phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng. Việc điều trị sớm cho bệnh nhân khi hệ xương chưa trưởng thành sẽ ngăn cản được những biến dạng nặng hơn, từ đó ngừa đau.

Bệnh nhân với triệu chứng nhẹ, tiến triển chậm chỉ cần nghỉ ngơi, tránh công việc mang vác nặng. Khi gù nặng hơn cần mặc áo nẹp cột sống giữ cho lưng thẳng kèm các biện pháp phục hồi chức năng cột sống kết hợp thư giãn nghỉ ngơi, nằm trên giường cứng. Cần lập kế hoạch chi tiết, theo dõi lâu dài và thay đổi kế hoạch khi cần thiết, duy trì thời gian điều trị ít nhất 12- 24 tháng liên tục.

Điều trị giảm đau bao gồm thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol và nhóm chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam... Điều trị phẫu thuật ít khi chỉ định trong bệnh Scheuermann, chủ yếu khi đau nhiều không đáp ứng với điều trị bảo tồn nội khoa và gù gây mất thẩm mỹ. Nhìn chung điều trị cần căn cứ vào tuổi tác, mức độ biến dạng cột sống, mức độ đau và đánh giá hiệu quả chức năng đạt được sau mỗi giai đoạn.

Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

Xem thêm