- Những dấu hiệu gợi ý: chói, chảy nước mắt, sợ ánh sáng. Nếu ở giai đoạn muộn nhãn cầu thường to bất thường hay trẻ nhìn rất kém.
- Các bác sỹ chuyên khoa nhi khám xét có thể phát hiện ra những biểu hiện bất thường ở mắt như giác mạc to, lõm teo gai thị, nhãn áp cao hay trường nhìn bị thu hẹp. Khi ở giai đoạn nặng có thể thấy nhãn cầu dãn phình, giác mạc đục trắng, mất chức năng… Một số biểu hiện bất thường khác tại mắt và toàn thân có thể đi kèm như: không có mống mắt, dị tật đồng tử, lệch thể thuỷ tinh, u mạch mắt – mặt, chân tay dài ngắn bất thường,…
- Chẩn đoán xác định:Chói, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, giác mạc to đục, nhãn áp cao, lõm gai Glocom và một số chức năng bị tổn hại.
Chẩn đoán phân biệt: Với một số bệnh sau:
- Phù giác mạc ở những trẻ bị Fooxcep. Những trẻ này có tiền sử Fooxcep, có đục giác mạc những tình trạng phù giác mạc sẽ giảm đi nhanh chóng sau khi được điều trị bằng các thuốc giảm phù.
- Tắc lệ đạo đây là một bệnh hay gặp ở trẻ em nhưng thường không có biểu hiện chói, sợ ánh sáng. Tình trạng chảy nước mắt sẽ giảm đi nhanh chóng sau khi đường lệ đạo được kiểm tra bơm thông.
- Giác mạc to bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh nhưng không có các triệu chứng chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt. Khi khám không phát hiện ra bất thường của nhãn cầu trừ biểu hiện giác mạc to.
- Cận thị nặng: Không có các triệu chứng chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, chống viêm.
- Một số bệnh viêm giác mạc sơ sinh: Các triệu chứng sẽ giảm khi sử dụng thuốc kháng sinh, giảm viêm.
Điều trị: Điều trị Glocom bẩm sinh chủ yếu bằng phẫu thuật. Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật nhưng các phương pháp chỉ điều trị có hiệu quả cao khi bệnh được phát hiện và điều trị sớm. Bên cạnh đó thuốc điều trị hạ nhãn áp có thể được sử dụng trong thời gian chuẩn bị phẫu thuật hoặc giữa các lần phẫu thuật.
Theo dõi sau phẫu thuật: Có ý nghĩa rất quan trọng. Bệnh tiến triển tốt khi hết các triệu chứng chói chảy nước mắt, sợ ánh sáng và các thông số giải phẫu và chức năng hồi phục tốt. Điều đó có nghĩa là bệnh nhân cần tuân thủ chu trình điều trị và theo dõi lâu dài theo sự hướng dẫn của thầy thuốc nhãn khoa.
Suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em là một tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài hoặc cấp tính, ảnh hưởng đến tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ. Trẻ có cân nặng quá thấp (<-2SD) so với chuẩn là SDD nhẹ cân, trẻ có chiều cao thấp (<-2SD) so với chuẩn là được gọi là SDD thấp còi.
Mùa lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để mọi người rời xa nhịp sống thường nhật, tận hưởng những chuyến đi đầy thú vị bên gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột về môi trường, khí hậu, cùng với những hoạt động di chuyển liên tục có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu thỉnh thoảng bạn gặp vấn đề về cương dương thì bạn không cần phải điều trị, tuy nhiên nếu các vấn đề xảy ra thường xuyên hơn, bạn có thể bị rối loạn cương dương. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các nguyên nhân của tình trạng này.
Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.
“Xiên bẩn”- món quà vặt không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trẻ em. Với mức giá chỉ từ 2.000 đồng/xiên nhưng tiềm ẩn đầy nguy cơ có hại cho sức khỏe. Từ lâu, câu chuyện quà vặt ở cổng trường không thể xem là… chuyện nhỏ.
Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.
Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.
Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...