Glaucoma còn gọi bệnh cườm nước hay thiên đầu thống. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, glaucoma là nguyên nhân gây mù thứ hai trên thế giới. Ước tính năm 2014 có 4,5 triệu người bị mù lòa do cườm nước. Dự đoán đến năm 2020, con số này sẽ tăng lên khoảng 11,2 triệu. Glaucoma nguy hiểm cũng bởi diễn tiến thầm lặng, được ví như 'kẻ trộm thị lực âm thầm' nên việc kiểm tra mắt định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Trịnh Bạch Tuyết, Bệnh viện Mắt TP HCM cho biết, glaucoma thường được biết là do áp lực ở trong mắt tăng cao, gây chèn ép, thiếu máu nuôi dưỡng thị thần kinh làm cho thị thần kinh bị tổn thương không phục hồi và gây mù lòa. Ngày nay người ta còn thấy có nhiều cơ chế khác gây tổn thương đầu thị thần kinh trong bệnh glaucoma như bệnh lý gây xơ hóa mạch máu, chất oxy hóa, hóa chất trung gian gây chết tế bào…
- Người trên 40 tuổi.
- Bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp.
- Người cận thị nặng, viễn thị nặng.
- Tiền căn gia đình có người mắc bệnh glaucoma.
- Bệnh nhân phải điều trị với thuốc có chứa corticoid trong thời gian dài dưới các dạng uống, thoa, xông hơi, tiêm chích.
- Bệnh nhân có tiền căn chấn thương mắt trước đó…
- Glaucoma nguyên phát thường phân biệt 2 dạng và biểu hiện bệnh tùy thuộc vào từng dạng:
Glaucoma góc mở: Biểu hiện âm thầm, không đau nhức, thường phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe, khám định kỳ hoặc phát hiện ở giai đoạn muộn khi thị lực đã bị tổn thương trầm trọng. Phần lớn trường hợp này đến khám với thị lực giảm, nhãn áp có thể cao hoặc không cao. Giai đoạn này bệnh đã có những tổn thương thị thần kinh nghiêm trọng và thị trường bị thu hẹp đáng kể, lớp sợi thị thần kinh giảm.
Glaucoma góc đóng: Đôi khi có những biểu hiện rầm rộ mờ mắt, nhìn thấy quầng xanh đỏ, đau nhức mắt lan lên nửa đầu, buồn nôn, nôn ói… Tuy nhiên có nhiều trường hợp không có triệu chứng cho đến giai đoạn nặng.
- Glaucoma thứ phát: Là biến chứng của những bệnh mắt khác như sau chấn thương, viêm màng bồ đào, tiểu đường, sau phẫu thuật nội nhãn như mổ lấy thủy tinh thể hay mổ bong võng mạc…
Glaucoma không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn có thể xuất hiện trên cả trẻ sơ sinh, còn gọi là glaucoma bẩm sinh. Trẻ em mắc glaucoma bẩm sinh thường có giác mạc to, tròng đen mắt to hơn bình thường, mắt lồi, sợ ánh sáng, chảy nước mắt.
Theo bác sĩ Tuyết, mục tiêu của điều trị glaucoma là duy trì chức năng thị giác bằng cách ngăn ngừa sự tổn hại thêm của lớp sợi thần kinh và thị trường nhằm bảo toàn chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều trị bao gồm thuốc, laser và can thiệp phẫu thuật. Dù glaucoma nhãn áp cao hay trong giới hạn bình thường thì hạ nhãn áp vẫn là lựa chọn duy nhất cho đến nay. Phương pháp điều trị hàng đầu là thuốc nhỏ tại chỗ, giải pháp phẫu thuật dành cho bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hay bằng laser.
Bác sĩ Tuyết khuyến cáo, nếu có các triệu chứng nghi ngờ bị glaucoma hoặc thuộc nhóm người có nguy cơ cao, nên kiểm tra mắt định kỳ mỗi 6 tháng hoặc một năm. Các bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện bệnh glaucoma ở giai đoạn sớm và giúp chọn lựa những phương pháp điều trị tốt nhất để duy trì thị lực. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hết sức nghiêm túc tuân thủ điều trị, dùng thuốc theo toa của bác sĩ chuyên khoa và tái khám theo hẹn.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.