Hình dung những ảnh hưởng của Lupus trên cơ thể
Theo trường đại học chuyên về thấp khớp của Mỹ, tỷ lệ lupus ban đỏ hệ thống gặp ở nữ giới cao gấp 10 lần ở nam giới, và thường gặp ở độ tuổi từ 20-30tuổi. Đây là một căn bệnh phức tạp và thường được chữa bởi chuyên gia về thấp khớp.
Triệu chứng của lupus có thể bùng phát và biến mất một cách định kỳ, và những triệu chứng này có thể giống với triệu chứng của các bệnh khác. Điều trị tập trung chủ yếu vào việc ngăn chặn những tổn thương tại thận và các cơ quan khác. Những cách điều trị khác nhằm mục đích giảm những triệu chứng cá nhân như đau và viêm.
Ảnh hưởng lên da và tóc.
Gương mặt điển hình của lupus là ban đỏ hình cánh bướm xuất hiện từ sống mũi và kéo dài sang hai bên má. Ban đỏ cũng có thể xuất hiện ở cổ hoặc ngực, và làn da trở nên đóng vảy. Người bị bệnh lupus thường rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và dễ bị cháy nắng dù chỉ tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian ngắn. Trong một số trường hợp, các vết loét trên da có thể hình thành ở trong mũi, miệng hoặc lưỡi.
Một vài người bị lupus sẽ phát triển hiện tượng Raynaud. Đây là hiện tượng vùng da ở tai, mũi, ngón tay và ngón chân bị tê cứng cà chuyển màu tím, nhợt nhạt khi gặp thời tiết lạnh.
Lupus cũng làm tóc dễ gãy rụng hơn. Viêm da thường là dấu hiệu sớm của lupus và thường để lại hậu quả là tóc mỏng hơn, rụng lông mi, rông mày, rụng tóc. Tóc có thể sẽ mọc lại nếu được điều trị. Tuy nhiên, rụng tóc vĩnh viễn có thể sẽ xảy ra nếu tổn thương ở da đầu.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa chịu trách nhiệm chiết xuất chất dinh dưỡng từ thức ăn và loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Lupus có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ tiêu hóa, bắt đầu từ miệng. Người bị bệnh Lupus thường dễ có các tổn thương ở bên trong má, môi dưới hoặc vòm họng. Một số loại thuốc điều trị lupus nhất định có thể làm gia tăng nguy cơ bị các tổn thương về miệng.
Một vài người bị lupus sẽ phát triển hội chứng Sjogren thứ cấp. Đây là một bệnh tự miễn sẽ tấn công các tuyến ở trong miệng và mắt, gây ra tình trạng khô. Thiếu nước bọt sẽ kích thích sâu răng và viêm lợi.
Khi thực quản bị viêm, axit dạ dày có thể trào ngược lên thực quản, gây ra ợ nóng. Việc này cũng có thể sẽ dẫn đến tình trạng khó nuốt.
Một số người bị lupus dùng thuốc chống viêm không có steroid (NSAIDs). Điều này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu các vết loét trong niêm mạc dạ dày hoặc ở vị trí dạ dày tiếp xúc với dịch mật, dịch tụy và ruột non. Vi khuẩn H.Pylori cũng có thể sẽ gây loét, một hiện tượng phổ biến gặp ở người bệnh lupus.
Tình trạng viêm cũng có thể gây ra việc tích dịch lỏng ở lớp màng bụng (phúc mạc). Các triệu chứng bao gồm đau bụng, buồn nôn, sốt và táo bón. Bệnh nhân lupus cũng sẽ có nguy cơ viêm tụy cao hơn. Việc sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticosteroids cũng làm tăng thêm nguy cơ này.
Các triệu chứng về tiêu hóa bao gồm táo bón, tiêu chảy và buồn nôn. Những triệu chứng này có thể sẽ nặng hơn nếu sử dụng corticosteroid hoặc thuốc chống viêm không steroid. Các vết loét trong đại tràng và trực tràng cũng có thể gây ra tiêu chảy có máu.
Ảnh hưởng lên hệ bài tiết
Hệ bài tiết giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể. Thận có thể sẽ bị viêm nhưng không phải lúc nào triệu chứng cũng rõ ràng. Các vấn đề về thận thường được phát hiện ra khi làm xét nghiệm máu.
Tình trạng viêm cũng có thể làm gan bị phì đại. Người bị lupus thường dễ bị vàng da, vàng mắt và viêm gan tự miễn, dễ để lại sẹo cho gan.
Ảnh hưởng lên hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn chịu trách nhiệm đưa máu đi khắp cơ thể. Bệnh lupus có thể làm giảm khả năng tạo hồng cầu, dẫn đến thiếu máu. Lupus cũng có thể gây viêm ở tim hoặc mạch máu, làm ngăn chặn quá trình di chuyển của dòng máu. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau tim, nhiễm trùng và chết tế bào. Hiệp hội về bệnh Lupus ở Mỹ chỉ ra rằng bệnh tim mạch (bệnh mạch vành) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của bệnh nhân lupus.
Viêm màng ngoài tim là tình trạng màng ngoài của tim bị viêm. Viêm màng ngoài tim mãn tính có thể để lại sẹo trên các tế bào tim và ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tìm. Viêm cơ tim lại có thể gây ra các rối loạn về nhịp tim.
Lupus cũng có thể làm bề mặt của van tim dày lên (viêm nội tâm mạc). Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và tăng việc hình thành các cục máu đông. Người bị lupus cũng có nguy cơ bị xơ vữa động mạch cao hơn, do các mảng bám hình thành là làm thu hẹp mạch máu, gây cản trở sự lưu thông máu.
Corticosteroid dùng để điều trị lupus cũng có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tăng cholesterol và tiểu đường typ 2.
Ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương
Lưu lượng máu lên não bị hạn chế cũng có thể sẽ dẫn đến chóng mặt, đau đầu, thay đổi cảm xúc và gặp các vấn đề về tập trung. Trong những trường hợp hiếm hoi, có thể sẽ dẫn đến co giật.
Bệnh nhân lupus phát triển hội chứng Sjogren thứ cấp sẽ giảm khả năng tiết nước mắt, dẫn đến khô mắt, ngứa, rát mắt, nhạy cảm với ánh sáng và nhìn mờ. Khô mắt mãn tính có thể dẫn đến sẹo hoặc loét giác mạc.
Ảnh hưởng lên hệ sinh dục
Phụ nữ bị lupus được khuyên là không nên đặt vòng tránh thai vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Một số phụ nữ còn không thể dùng được thuốc tránh thai.
Lupus có thể làm phức tạp thêm giai đoạn sinh sản của người phụ nữ. Phụ nữ bị lupus có thể sẽ gặp khó khăn hơn để thụ thai và có nguy cơ sảy thai cao hơn, đặc biệt là trong những tháng đầu hoặc tháng cuối. Kiểm soát chặt chẽ có thể làm giảm nguy cơ. Lupus cùng với các vấn đề về tăng huyết áp, các vấn đề về thận và tiểu đường cũng có thể dễ bùng phát trong thời kỳ mang thai. Nhưng với việc chăm sóc y tế kịp thời, rất nhiều phụ nữ bị lupus đã có thể sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh
Ảnh hưởng lên hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch tồn tại để chống lại các cuộc tấn công của các tác nhân từ bên ngoài như vi khuẩn và virus. Ở những người mắc bệnh tự miễn, hệ miễn dịch lại tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Trong trường hợp của bệnh lupus, việc tấn công này có thể gây viêm ở gần như tất cả mọi nơi. Nơi dễ bị tấn công nhất là da và khớp. Các triệu chứng phổ biến bao gồm mệt mỏi, sốt không rõ nguyên nhân và sưng các tuyến.
Các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra lupus và chưa có cách điều trị khỏi. Điều trị chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng và ngăn chặn các tổn thương của các cơ quan khác.
Ảnh hưởng lên hệ hô hấp
Bạn có thể sẽ cảm thấy đau khi hít thở bởi phổi và niêm mạc khoang ngực bị viêm. Lupus cũng có thể gây ra việc thở gấp và đau ngực. Tình trạng viêm nhiễm ở phổi cũng làm tăng nguy cơ bị viêm phổi.
Ảnh hưởng lên hệ xương
Khi tình trạng viêm xảy ra ở quanh khớp, hậu quả để lại sẽ là đau, cứng, sưng và hạn chế vận động khớp. Viêm khớp mạn tính sẽ làm mòn xương và phá hủy các sụn.
Ảnh hưởng lên hệ cơ
Tình trạng viêm có thể gây đau cơ, rất hiếm khi, cơ bị sưng đỏ và nóng khi sờ vào. Viêm cơ do lupus thường không dẫn đến yếu cơ vĩnh viễn. Các loại thuốc không kê đơn, miếng dán nóng, miếng dán lạnh hoặc tăm nước ấm có thể làm giảm các triệu chứng này.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh