Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh nhiễm toan ceton là gì?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn đọc một số thông tin về bệnh hiễm toan ceton do tiểu đường

Mối quan hệ giữa insulin và bệnh tiểu đường

Insulin là một loại hormone cho phép cơ thể bạn sử dụng glucose đúng cách. Khi bạn không có đủ insulin hoặc xuất hiện tình trạng kháng insulin, đường không thể đến các tế bào của cơ thể để sử dụng làm năng lượng.

Trong khi kháng insulin là tình trạng tế bào không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả, thì việc insulin không đủ cũng sẽ ngăn cản tế bào nhận insulin. Bệnh tiểu đường loại 2 được đặc trưng bằng tình trạng kháng insulin, trong khi những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 không sản xuất đủ insulin.

Dù là trong trường hợp nào, bệnh tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu mất ổn định, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Nhiễm ceton là gì và nó có hại cho sức khỏe của bạn không?

Nếu mắc bệnh tiểu đường loại 2, một trong những cách hiệu quả nhất để giảm lượng đường trong máu là cắt giảm lượng carbs.

Khi bạn cắt giảm lượng carbs nạp vào, ví dụ như chế độ ăn keto giàu chất béo, ít carb sẽ đưa cơ thể vào trạng thái ketosis, cơ thể sẽ dựa vào việc đốt cháy chất béo thay vì carbs để lấy năng lượng. Ketosis kích hoạt giải phóng ceton và có thể dẫn đến giảm cân nhanh chóng. Ceton là axit do gan tạo ra khi cơ thể đốt cháy chất béo để lấy năng lượng.

Ceton phần lớn không gây ra quá nhiều vấn đề vì cơ thể có đủ lượng insulin để làm chậm quá trình sản xuất loại axit này. Tuy nhiên, vấn đề sẽ xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin để thực hiện quá trình này hoặc tốc độ sản xuất ceton quá nhanh. Tình trạng này phổ biến ở bệnh tiểu đường loại 1 và có thể xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 (hiếm gặp).

Bệnh hiễm toan ceton là gì?

Nồng độ ceton cao có thể làm cho máu của bạn có tính axit dẫn đến tình trạng nhiễm toan ceton, một tình trạng nguy hiểm về sức khỏe cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo của bệnh nhiễm toan ceton

Nhiễm toan ceton có thể phát triển nhanh chóng. Dấu hiệu đầu tiên là khát nước quá mức và đi tiểu thường xuyên. Hãy kiểm tra lượng đường trong máu nếu bạn xuất hiện các triệu chứng này. Nếu lượng đường trong máu cao hơn 230-250 mg/dL, bạn nên kiểm tra mức độ ceton của mình bằng que thử nước tiểu.

Mức ceton bình thường là dưới 0,6 mmol/L. Từ 1,6-3,0 mmol/L là bạn có nguy cơ mắc bệnh nhiễm toan ceton. Từ 3,0 mmol/L trở lên là trường hợp cấp cứu y tế cần được điều trị kịp thời tại bệnh viện. Nồng độ ceton trong nước tiểu có thể giúp bạn biết mức độ ceton nhẹ, trung bình hay cao.

Dùng insulin theo quy định và uống nước có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi mức ceton tăng nhẹ. Sau một liều insulin, cơ thể bạn lại có thể hấp thụ đường. Trong khi đó, uống nước sẽ thúc đẩy việc đi tiểu và giúp loại bỏ ceton dư thừa ra khỏi cơ thể.

Một số triệu chứng của bệnh nhiễm toan ceton bao gồm:

  • Thở nhanh và sâu
  • Hơi thở có mùi trái cây
  • Đau bụng
  • Lú lẫn
  • Bất tỉnh
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Mờ mắt.

Tầm quan trọng của việc chẩn đoán bệnh sớm

Cho dù bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1 hay loại 2, điều quan trọng là bạn phải nhận biết được các dấu hiệu của bệnh nhiễm toan ceton. Đôi khi, nhiễm toan ceton là dấu hiệu đầu tiên cho thấy một người mắc bệnh tiểu đường. Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm toan ceton có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Sự thiếu hụt insulin là nguyên nhân chính gây ra nhiễm toan ceton và các yếu tố khác nhau có thể góp phần gây ra tình trạng thiếu hụt này.

Nguyên nhân

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1 và đang điều trị bằng insulin, việc thiếu một liều insulin có thể ngăn đường xâm nhập vào tế bào của cơ thể. Và khi cơ thể bạn không thể sử dụng đường để tạo năng lượng, nó sẽ bắt đầu phân hủy chất béo để lấy năng lượng.

Một căn bệnh hoặc một tình trạng nhiễm trùng cũng có thể gây ra nhiễm toan ceton. Điều quan trọng là bạn phải theo dõi lượng đường trong máu khi bạn bị bệnh, vì bệnh tật hoặc nhiễm trùng có thể khiến cơ thể bạn sản sinh ra lượng adrenaline và cortisol cao hơn. Quá nhiều hormone này có thể làm giảm hiệu quả của insulin bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ glucose vào tế bào của bạn.

Căng thẳng cũng có thể dẫn đến biến chứng này vì khi căng thẳng có thể sản sinh ra lượng adrenaline và cortisol cao hơn.

Yếu tố nguy cơ

Bệnh tiểu đường loại 1 là yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm toan ceton vì cơ thể đã ngừng sản xuất insulin. Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 vẫn có khả năng sản xuất insulin, vì vậy tình trạng này ít gặp hơn đối với họ. Nguy cơ nnhiễm toan ceton cũng tăng lên khi bạn quên liều insulin.

Chẩn đoán bệnh nhiễm toan ceton

Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn có dấu hiệu nhiễm toan ceton. Đây là một tình trạng có khả năng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.

Khi bạn đến bệnh viện, bác sĩ có thể thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau để xác định xem bạn đang mắc bệnh nhiễm nhiễm toan ceton hay một tình trạng nào khác. Chúng bao gồm xét nghiệm lượng đường trong máu, xét nghiệm máu về chất điện giải, kiểm tra chức năng thận và tìm axit trong máu. Bạn cũng sẽ được làm xét nghiệm nước tiểu để đánh giá xem có ceton hay không.

Bạn cũng có thể chụp X-quang ngực hoặc điện tâm đồ để kiểm tra chức năng cơ quan. Nhiễm toan ceton có thể ảnh hưởng đến nhịp thở và nhịp tim.

Phương pháp điều trị bệnhnhiễm toan ceton

Truyền dịch và điều trị bằng insulin là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhiễm toan ceton. Khi ở bệnh viện, bạn có thể sẽ được truyền dịch và tiêm insulin vào tĩnh mạch. Truyền dịch là cần thiết vì tình trạng này có thể gây đi tiểu nhiều và làm tăng nguy cơ mất nước. Truyền dịch giúp bù lại lượng chất điện giải bị mất, trong khi insulin giúp ngăn chặn việc sản xuất ceton và cho phép glucose hấp thụ vào tế bào của cơ thể bạn.

Biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm toan ceton

Dùng thuốc trị tiểu đường theo đúng chỉ định, không bỏ liều

Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu. Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn khi bạn bị bệnh hoặc bị nhiễm trùng, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm, hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Mua và dự trữ que thử nước tiểu ceton. Kiểm tra mức ceton bất cứ khi nào lượng đường trong máu tăng lên trên 230-250mg/dL. Đảm bảo que thử chưa hết hạn và nên bọc chúng trong giấy bạc để tăng tuổi thọ của chúng.

Đi cấp cứu khi bạn không thể giảm lượng đường trong máu và mức ceton.

Nói chuyện với bác sĩ khi bạn thấy sự bất thường của insulin. Các dấu hiệu bao gồm lượng đường trong máu thấp, đau đầu, mệt mỏi và suy nhược.

Biến chứng của bệnh nhiễm toan ceton

Nồng độ ceton cao trong máu có thể gây độc cho cơ thể. Nếu máu của bạn trở nên quá axit, điều này có thể dẫn đến tử vong hoặc hôn mê do đái tháo đường.

Phương pháp điều trị nhiễm toan ceton cũng có thể gây ra các biến chứng. Khi bạn được điều trị bằng insulin tại bệnh viện, bạn có nguy cơ nhận quá nhiều insulin, điều này có thể khiến lượng đường trong máu của bạn giảm xuống quá thấp, gây nên tình trạng được gọi là hạ đường huyết. Các triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm: tim đập nhanh, lo lắng, đói, đổ mồ hôi.

Trong trường hợp nghiêm trọng, hạ đường huyết có thể gây co giật, hôn mê, lú lẫn, mất ý thức và tử vong. Các biến chứng khác do điều trị là làm giảm kali. Insulin gây ra sự dịch chuyển kali từ máu đến tế bào. Nếu tiêm insulin cho người có nồng độ kali trong máu thấp, điều này có thể làm cho mức kali của họ thấp đến mức nguy hiểm. Kali thấp có thể ảnh hưởng đến chức năng tim, cơ và thần kinh.

 

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm