Bệnh mạch vành xảy ra khi có mảng bám tích tụ trong lòng động mạch cung cấp máu cho tim.
Bệnh mạch vành có di truyền không?
Trên thực tế, yếu tố di truyền có góp phần vào nguy cơ tiến triển bệnh mạch vành của một số người. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) tuyên bố tiền sử gia đình có người mắc một số bệnh tim mạch (bao gồm bệnh mạch vành) có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch của các thế hệ sau.
Một nghiên cứu năm 2022 trên các cặp song sinh cho thấy bệnh mạch vành có liên quan mạnh mẽ tới yếu tố di truyền. Theo đó, yếu tố di truyền có thể tác động tới nguy cơ vôi hóa mạch vành, ảnh hưởng tới thể tích mảng bám bị vôi hóa, từ đó ảnh hưởng tới nguy cơ tiến triển bệnh mạch vành của một người.
Những gene nào liên quan đến nguy cơ tiến triển bệnh mạch vành?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có ít nhất 7 gene có thể đóng vai trò trong sự tiến triển của bệnh mạch vành. Những gene này bao gồm:
- LPL: Gene mã hóa enzyme lipoprotein lipase - giúp cơ thể phân hủy chất béo dưới dạng chất béo trung tính.
- APOC3: Mã hóa thành phần protein của lipoprotein giàu chất béo trung tính. Protein này có thể thúc đẩy sự bài tiết một số cholesterol “xấu”.
Một số gene nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành
Một số gene nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành
- APOA5: Mã hóa một protein được gọi là apolipoprotein. Protein này rất quan trọng để điều chỉnh nồng độ chất béo trung tính trong máu. Nồng độ chất béo trung tính cao trong máu là yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh mạch vành.
- ANGPTL4: Gene này mã hóa một loại protein giúp điều chỉnh nồng độ glucose và chuyển hóa lipid. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong độ nhạy insulin. Các chuyên gia y tế cũng liên kết mức độ thấp hơn của gene này với bệnh đái tháo đường type 2.
- ASGR1: Mã hóa một phần thụ thể có vai trò duy trì mức độ ổn định của một số protein nhất định trong huyết thanh.
- ANGPTL3: Mã hóa một loại protein đóng vai trò trong sự phát triển của các mạch máu mới.
- TRIB1: Gene này cho phép protein nhất định hoạt động, liên kết với nhau. Chúng cũng đóng vai trò trong một số con đường truyền tín hiệu.
Chủng tộc đóng vai trò gì tới nguy cơ mắc bệnh mạch vành?
Nhiều nghiên cứu cho thấy yếu tố chủng tộc cũng có thể đóng một vai trò trong sự tiến triển bệnh mạch vành. Theo đó, người Đông Nam Á, người da đen, người gốc Tây Ban Nha, người La-tinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Một lý do cho thực trạng này có thể do sự bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành
Yếu tố không thể thay đổi được:
Độ tuổi: Bệnh mạch vành có xu hướng phổ biến hơn ở những người trên 35 tuổi. Càng có tuổi, nguy cơ mắc bệnh càng tăng lên.
Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
Chủng tộc: Một số chủng tộc nêu ở phần trên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Di truyền: Đây là một yếu tố rủi ro đáng kể đối với bệnh mạch vành.
Yếu tố có thể thay đổi được:
Một số vấn đề nhất định có thể làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh mạch vành. Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh nếu kiểm soát được các yếu tố sau:
Bệnh tăng huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường
Thói quen hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động
Căng thẳng, stress
Mức độ tiếp xúc với các chất độc
Lối sống lười vận động
Chất lượng giấc ngủ kém
Làm việc quá 55 giờ/tuần
Chế độ ăn uống kém lành mạnh (ví dụ nhă ăn quá nhiều chất béo bão hòa, carbohydrate tinh chế)
Thừa cân, béo phì
Phòng ngừa bệnh mạch vành
Bạn có thể làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh mạch vành của mình theo những cách sau:
Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau củ, trái cây tươi, các loại đậu, các loại hạt và quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá béo; Đồng thời, bạn cũng cần giảm lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống thường ngày.
Duy trì hoạt động thể chất đều đặn, vừa sức.
Bỏ hút thuốc lá.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bệnh mạch vành: Tất cả những điều cần biết.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.