Viêm màng não do não mô cầu gây ra do vi khuẩn Não mô cầu - Neisseria meningitidis. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), loại viêm màng não này thường xảy ra ở các khu vực châu Phi, những khu vực này được gọi là “vành đai viêm màng não”. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Ở Việt Nam, bệnh viêm não, màng não do não mô cầu nhóm A lưu hành ở nhiều nơi, trước kia có thể gây thành dịch, tuy nhiên hiện nay bệnh chỉ xuất hiện rải rác trong năm.
Theo WHO, viêm màng não do não mô cầu hết sức nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong cho khoảng một nửa số trường hợp nếu không được điều trị.
Với việc chẩn đoán và điều trị sớm, tỷ lệ tử vong có thể giảm xuống còn 5-15%. Tử vong có thể xảy ra trong vòng 3 ngày đầu tiên của quá trình bệnh. Trong số những người sống sau nhiễm bệnh, thì cứ 5 người sẽ có 1 người có những hậu quả, di chứng vĩnh viễn, bao gồm tổn thương não bộ và mất đi thính lực.
Đây là căn bệnh hết sức nguy hiểm, kể cả khi điều trị kịp thời. Đến bệnh viện cấp cứu ngay nếu bạn nghĩ mình hoặc người nhà bị viêm màng não do não mô cầu.
Triệu chứng của viêm màng não do não mô cầu
Các triệu chứng điển hình xuất hiện trong vòng từ 3-5 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn não mô cầu. Đây là thời gian ủ bệnh. Trong một số trường hợp, giai đoạn này có thể chỉ kéo dài 2 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn hoặc cũng có thể kéo dài đến 14 ngày.
Viêm màng não do não mô cầu có rất nhiều triệu chứng phổ biến và nghiêm trọng, thường xuất hiện rất nhanh, bao gồm: lú lẫn, đau đầu, sốt cao, rất nhạy cảm với ánh sáng (chứng sợ ánh sáng), cứng cổ, nôn mửa, tiêu chảy. Những triệu chứng khác hiếm gặp hơn, bao gồm: cáu gắt, ban đỏ (tử ban), buồn ngủ, hôn mê.
Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể sẽ bị co giật và thậm chí có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt là khi không được điều trị kịp thời.
Đọc thêm tại bài viết: Bệnh nguy hiểm: Viêm màng não do não mô cầu
Phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo một số biện pháp phòng bệnh:
Tiêm vaccine - biện pháp phòng bệnh chủ động
Hiện nay, có một số loại vaccine có thể bảo vệ bạn khỏi một số type vi khuẩn não mô cầu. Ở Việt Nam, có các loại vaccine phòng bệnh Viêm Màng não do Não mô cầu sau đây:
Vaccine não mô cầu AC
Vắc xin viêm màng não mô cầu ACYW
- Vaccine viêm màng não mô cầu ACYW – Menactra, sản phẩm của hãng vaccine hàng đầu thế giới – Sanofi Pasteur (Pháp), sản xuất tại Mỹ. Là vaccine Polysaccharide bảo vệ người tiêm khỏi các vi khuẩn não mô cầu nhóm A, C, Y, W-135.
- Chỉ định: tiêm chủng cho cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn đến 55 tuổi với lịch tiêm cơ bản như sau:
- Chống chỉ định: Người đã bị phản ứng quá mẫn toàn thân với bất cứ thành phần của vaccine, hoặc sau một lần tiêm vaccine này hoặc một vaccine chứa cùng một thành phần trước đây; các trường hợp sốt vừa hoặc nặng và/hoặc bệnh cấp tính nên trì hoãn tiêm chủng.
- Thận trọng khi sử dụng: rất thận trọng với phụ nữ có thai; bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, người mắc hội chứng Guillain – Barre
- Phác đồ, lịch tiêm: theo khuyến cáo của CDC (Hoa Kỳ).
Vaccine não mô cầu BC
Bexsero bảo vệ khỏi 4 kháng nguyên của não mô cầu B
- Bexsero (Ý) là vaccine phòng viêm màng não do não mô cầu nhóm B thế hệ mới do Tập đoàn dược phẩm GSK sản xuất tại Ý, hiện vaccine đang được sử dụng rộng rãi tại hơn 50 quốc gia tiên tiến trên thế giới; phối hợp 4 thành phần kháng nguyên protein tái tổ hợp của não mô cầu nhóm B.
- Chỉ định tiêm chủng: cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến người 50 tuổi với lịch tiêm như sau:
Lưu ý
Đây đều là vác vaccine phòng bệnh do não mô cầu gây ra nhưng các loại vaccine này có công dụng phòng ngừa các nhóm huyết thanh khác nhau của vi khuẩn não mô cầu, cụ thể: vaccine Menactra (Mỹ) phòng viêm não do não mô cầu khuẩn nhóm A, C, Y, W-135 gây ra; vaccine VA-Mengoc-BC (Cuba) lại phòng viêm não do não mô cầu khuẩn nhóm B, C gây ra.
Các vaccine não mô cầu sinh ra miễn dịch đặc hiệu cho từng nhóm, không gây miễn dịch phòng ngừa chéo với nhóm huyết thanh khác nên dù đã được chủng ngừa nhóm BC vẫn hoàn toàn có thể nhiễm nhóm A, Y, W-135 và ngược lại.
Do đó, tiêm vaccine ACYW và vaccine não mô cầu BC để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa và phạm vi bảo vệ đạt mức tối ưu, cung cấp cho cơ thể khả năng miễn dịch, phòng ngừa đầy đủ với cả 5 nhóm huyết thanh phổ biến và nguy hiểm nhất của não mô cầu khuẩn (A, B, C, Y, W).
Đã tiêm vaccine não mô cầu BC rồi có cần tiêm vaccine Bexsero nữa không?
CÓ THỂ. Theo khuyến cáo của Hội Y học dự phòng Việt Nam, đã tiêm vaccine não mô cầu nhóm B và C (VA-Mengoc BC) vẫn có thể tiêm vaccine não mô cầu nhóm B (Bexsero) và không cần khoảng cách giữa các loại vaccine với nhau bởi sự khác biệt kháng nguyên có trong từng vaccine.
Bexsero là vaccine phòng não mô cầu nhóm B thế hệ mới, được sản xuất bằng công nghệ “phiên mã ngược” (Reverse Vaccinology) tiên tiến nhất hiện nay, sở hữu cả 4 thành phần kháng nguyên, cung cấp độ phủ rộng của nhóm huyết thanh B, bao gồm fHbp, NadA, NHA và NZ PorA P1.4, mang lại khả năng diệt khuẩn nhanh hơn và đầy đủ hơn thông qua sự kết hợp của các thành phần kháng nguyên với hiệu quả cao lên đến 95%.
Vaccine VA-Mengoc-BC cung cấp khả năng phòng não mô cầu nhóm B, C, được sản xuất bởi công nghệ túi màng ngoài (OMV = Outer Membrane Vesicle) ra đời từ những năm 80, chỉ chứa 1 thành phần kháng nguyên nhóm B với phổ bảo vệ hẹp hơn.
Trong khi đó, riêng nhóm huyết thanh não mô cầu B rất đa dạng với hơn 8.000 các chủng B (strains B) khác nhau về mặt di truyền và vaccine Bexsero nhờ có 4 thành phần có thể cung cấp khả năng diệt khuẩn hiệp đồng và khả năng bao phủ các chủng B rộng hơn so với vaccine VA-Mengoc-BC (có 1 thành phần kháng nguyên OMV).
Vì vậy, khi đã tiêm VA-Mengoc-BC vẫn có thể tiêm thêm vaccine Bexsero để tối ưu hóa hiệu quả phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu khuẩn nhóm B gây ra, đảm bảo rằng cơ thể được bảo vệ tốt nhất khỏi nguy cơ mắc các loại viêm màng não do các nhóm vi khuẩn khác nhau.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.