Võng mạc là lớp mô nằm ở phía sau của mắt. Lớp này biến đổi ánh sáng thành tín hiệu thần kinh và gửi đến não để phân tích. Khi huyết áp của bạn quá cao, các mạch máu võng mạc có thể bị dày lên và trở nên hẹp, sau đó làm hạn chế dòng máu đến võng mạc. Trong một số trường hợp, võng mạc sẽ bị sưng phù.
Theo thời gian, cao huyết áp có thể phá hủy các mạch máu ở võng mạc, hạn chế chức năng của võng mạc và làm tăng áp lực lên dây thần kinh thi giác, gây ra các vấn đề về thị lực. Tình trạng này được gọi là bệnh lí võng mạc do cao huyết áp.
Triệu chứng
Bạn có thể không có bất kì triệu chứng nào cho đến khi bệnh tiến triển muộn. Những dấu hiệu và triệu chứng có thể gặp bao gồm:
Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức nếu huyết áp của bạn ở ngưỡng cao và bạn đột ngột thay đổi thị lực.
Nguyên nhân
Cao huyết áp là một bệnh lí mạn tính do áp lực của máu lên thành mạch quá cao. Áp lực này tạo ra do lực co bóp của tim và sự đàn hồi mạch máu trong thời kỳ tâm thu cũng như tâm trương. Khi máu di chuyển trong cơ thể với áp lực cao, các mô của động mạch sẽ bắt đầu bị kéo dãn và cuối cùng sẽ bị tổn thương; theo thời gian gây ra nhiều vấn đề.
Bệnh võng mạc do cao huyết áp thường xảy ra khi huyết áp ở mức cao liên tục trong thời gian dài. Huyết áp của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi:
Cao huyết áp cũng di truyền trong gia đình.
Cao huyết áp còn được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì nó thường không gây ra bất kì triệu chứng nào.
Yếu tố nguy cơ
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh lý võng mạc do cao huyết áp:
Chẩn đoán
Soi đáy mắt
Bác sỹ sẽ sử dụng dụng cụ soi đáy mắt để thăm khám võng mạc của bạn. Soi đáy mắt không gây đau đớn và thường chỉ mất dưới 10 phút.
Chụp mạch huỳnh quang
Trong một số trường hợp, chụp mạch huỳnh quang được sử dụng để kiểm tra lưu lượng máu võng mạc. Với thủ thuật này, bác sỹ sẽ nhỏ một loại thuốc nhỏ mắt đặc biệt để làm giãn đồng tử và sau đó chụp lại hình ảnh của mắt. Sau khi thu được những hình ảnh đầu tiên, bác sĩ sẽ tiêm cho bạn một loại thuốc được gọi là fluorescine theo đường tĩnh mạch. Sau đó, hình ảnh thuốc nhuộm di chuyển vào mạch máu của mắt sẽ được ghi lại.
Phân loại
Bệnh võng mạc do cao huyết áp được chia thành 4 giai đoạn theo mức độ nặng dần:
Giai đoạn 1: Động mạch võng mạc hẹp nhẹ.
Giai đoạn 2: tương tự như mức một nhưng mức độ nặng hơn và hẹp hơn, hay còn được gọi là bắt chéo động tĩnh mạch.
Giai đoạn 3: có những dấu hiệu của mức 2 nhưng có thêm phù gai thị, phình mạch nhỏ, xuất tiết dạng bông (những tổn thương màu trắng mịn ở võng mạc), xuất huyết võng mạc.
Giai đoạn 4: có những dấu hiệu nặng của giai đoạn 3 đi kèm với phù gai thị và phù điểm vàng. Người bị bệnh lý võng mạc giai đoạn 4 có nguy cơ cao bị đột quỵ và có thể bị bệnh thận hoặc bệnh tim.
Ở những phân độ thấp hơn, bạn có thể không có bất kì triệu chứng nào. Tuy nhiên, ở giai đoạn 4, đĩa thị bắt đầu bị phù và gây ra nhiều vấn đề về thị lực nghiêm trọng hơn. Bệnh võng mạc ở những phân độ cao chỉ ra tình trạng tăng huyết áp nguy hiểm.
Biến chứng
Những người bị bệnh lý võng mạc do cao huyết áp có nguy cơ cao bị các biến chứng liên quan tới võng mạc:
Thiếu máu cục bộ thần kinh thị giác khi cao huyết áp làm tắc nghẽn dòng máu bình thường tới mắt, gây tổn thương thần kinh thị giác - thần kinh mang tín hiệu hình ảnh mà bạn nhìn được tới não.
Tắc động mạch võng mạc xảy ra khi các động mạch cấp máu cho võng mạc bị tắc nghẽn do cục máu đông. Khi đó, võng mạc sẽ không có đủ máu và oxy, dẫn đến giảm thị lực.
Tắc tĩnh mạch võng mạc xảy ra khi các tĩnh mạch mang máu từ võng mạc trở về bị tắc nghẽn do cục máu đông.
Thiếu máu cục bộ các sợi thần kinh có thể dẫn đến xuất tiết dạng bông là những tổn thương màu trắng mịn ở võng mạc.
Tăng huyết áp ác tính là bệnh hiếm gặp, gây tăng huyết áp đột ngột, ảnh hưởng đến thị lực và gây giảm thị lực đột ngột; là một bệnh đe dọa tính mạng.
Người bị bệnh võng mạc do cao huyết áp cũng tăng nguy cơ bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Một nghiên cứu chỉ ra rằng người bị bệnh võng mạc do cao huyết áp có nhiều nguy cơ bị đột quỵ hơn so với những người không có tình trạng này. Điều này vẫn đúng cho dù những người cao huyết áp được kiểm soát bằng điều trị. Một nghiên cứ khác cũng chỉ ra người bị bệnh võng mạc do cao huyết áp cũng tăng nguy cơ bị cả 2 vấn đề là đột quỵ hoặc bệnh tim mạch.
Điều trị
Mục đích của điều trị bệnh võng mạc do cao huyết áp bao gồm việc kiểm soát và hạ huyết áp bằng việc sử dụng phối hợp các thuốc và thay đổi lối sống.
Thay đổi lối sống
Chế độ ăn nhiều hoa quả và rau củ có thể giúp làm giảm huyết áp. Tập thể dục thường xuyên, ăn giảm muối và hạn chế cafeine, các đồ uống có cồn sẽ giúp bạn có một chỉ số huyết áp tốt. Nếu bạn đang hút thuốc lá thì cũng đã đến lúc cần bỏ thuốc. Nếu bạn thừa cân thì giảm cân cũng là một giải pháp hiệu quả để kiểm soát huyết áp.
Thuốc
Bác sỹ có thể chỉ định cho bạn các thuốc hạ huyết áp như lợi tiểu, chẹn beta hoặc thuốc ức chế men chuyển.
Bạn có thể kiểm soát bệnh lí này bằng cách kiểm soát tốt huyết áp. Tuy nhiên, nếu bệnh của bạn ở mức độ nặng, các tổn thương mắt không thể đảo ngược và dẫn đến các vấn đề thị lực vĩnh viễn
Tiên lượng
Tiên lượng cho những giai đoạn càng cao của bệnh thì càng xấu. Giai đoạn 3 và 4 có tỉ lệ cao bị
Những người cao huyết áp không kiểm soát và bị bệnh lí võng mạc do cao huyết áp giai đoạn 4, thường được gọi là cao huyết áp ác tính, thường có tiên lượng sống dè dặt.
Những thay đổi cấu trúc mạch máu ở võng mạc thường không thể đảo ngược. Mặc dù có điều trị nhưng những bệnh nhân được chẩn đoán bệnh võng mạc do cao huyết áp có nguy cơ cao hơn bị tắc động mạch và tĩnh mạch võng mạc cùng những vấn đề khác về võng mạc.
Nếu bạn bị cao huyết áp hoặc bệnh lí võng mạc do cao huyết áp, điều quan trọng là bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để có kế hoạch điều trị thích hợp, cũng với việc kiểm soát tốt huyết áp.
Phòng bệnh
Để phòng bệnh lí võng mạc do cao huyết áp, bạn nên kiểm soát tốt huyết áp của mình:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chung sống khỏe mạnh với bệnh tăng huyết áp
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.
Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.