Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 thảo dược giúp làm giảm huyết áp

Hãy đọc để biết thêm thông tin về các loại thảo dược giúp làm giảm huyết áp

10 thảo dược giúp làm giảm huyết áp

Nhiều người trưởng thành trên thế giới đang đối mặt với căn bệnh tăng huyết áp, còn gọi là huyết áp cao. Có rất nhiều cách để điều trị và giảm huyết áp bao gồm thay đổi lối sống và thuốc.

Nếu bạn đang nghĩ tới việc dùng các loại thảo dược để điều trị, dù là thảo dược nguyên chất hay là thực phẩm bổ sung, hãy trao đổi với bác sĩ trước. Một vài loại thảo dược, đặc biệt với số lượng lớn, có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn hoặc làm cản trở các thuốc khác.

1. Húng quế

Húng quế là một thảo dược ngon miệng mà có thể kết hợp với rất nhiều thức ăn. Nó cũng có thể làm giảm huyết áp của bạn. Chiết xuất húng quế đã được chứng minh là làm giảm huyết áp, mặc dù là giảm trong thời gian ngắn. Thêm húng quế sạch vào trong thực đơn của bạn rất dễ dàng và chắc chắn là không gây đau đớn gì. Hãy giữ một chậu nhỏ húng quế trong vườn nhà bạn và thêm những lá húng tươi vào trong món mì sợi, súp, sa- lát, và các món hầm.

2. Quế

Quế cũng là một gia vị có thể dễ dàng bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bạn. Ăn quế hàng ngày sẽ làm giảm huyết áp ở những người mắc tiểu đường. Thêm nhiều quế vào bữa ăn bằng cách rắc vào bữa sáng như ngũ cốc, yến mạch và thậm chí là cả cà phê. Với bữa tối, quế cũng làm tăng thêm hương vị của khoai tây chiên, cà ri và các món hầm.

3. Thảo quả

Thảo quả là một gia vị đến từ Ấn Độ và thường được sử dụng trong món ăn của Nam Á. Một nghiên cứu về tác dụng của thảo quả đối với sức khỏe thấy rằng những người tham gia có thể giảm đáng kể trị số huyết áp sau khi ăn thảo quả hàng ngày trong vài tháng. Bạn có thể cho hạt hoặc bột thảo quả vào trong món cay, súp và các món hầm, và thậm chí là các món nướng để có hương vị đặc biệt và tác dụng có lợi với sức khỏe.

4. Hạt lanh

Hạt lanh giàu axit béo omega-3, là axit được chứng minh làm giảm huyết áp đáng kể. Hạt lanh sẽ bảo vệ bạn chống lại bệnh tim mạch xơ vữa động mạch bằng cách làm giảm cholesterol huyết thanh, cải thiện sự dung nạp glucose, và đóng vai trò như là một chất chống oxy hóa. Bạn có thể mua nhiều các sản phẩm chứa hạt lanh, nhưng tốt nhất nên mua hạt lanh xay hoặc tự xay bằng máy xay cà phê và thêm vào trong bữa ăn nấu tại nhà. Điểm đặc biệt của hạt lanh đó là nó có thể được xào với hầu hết các loại món, từ súp cho đến bánh ngọt cho đến đồ nướng. Hãy giữ hạt lanh trong ngăn đá để có thể đạt được hiệu quả tối đa.

5. Tỏi

Gia vị hơi có mùi này có thể có tác dụng nhiều hơn là chỉ đem lại hương vị cho thức ăn và làm hơi thở bạn có mùi. Tỏi có khả năng làm giảm huyết áp bằng cách giãn mạch máu. Điều này sẽ làm cho dòng máu chảy tự do hơn và giảm huyết áp.

Bạn có thể thêm tỏi tươi vào một số món ăn ưa thích. Nếu hương vị tỏi quá mạnh với bạn, hãy nướng tỏi trước. Và nếu bạn đơn giản là không thể ăn tỏi được, hãy sử dụng những thực phẩm chức năng bổ sung có chứa tỏi.

6. Gừng

Gừng sẽ giúp kiểm soát huyết áp, bởi vì gừng đã được chứng minh là làm cải thiện tuần hoàn máu và làm giãn cơ quanh mạch máu. Thường được sử dụng trong thức ăn châu Á, gừng là một nguyên liệu rất linh hoạt có thể thêm vào các món ngọt hoặc rau. Gừng tươi băm nhỏ, thái mỏng hoặc xay cho vào các món xào, súp, và phở hoặc món rau, hoặc thêm vào món tráng miệng hoặc trà để có một hương vị tươi mới.

7. Táo gai

Táo gai là một phương pháp thảo dược đối với tăng huyết áp đã được sử dụng trong các vị thuốc truyền thống của Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước. Chiết xuất táo gai được cho là có nhiều tác dụng đối với sức khỏe tim mạch, gồm giảm huyết áp, ngăn chặn sự hình thành cục máu đông, và làm tăng tuần hoàn máu. Bạn có thể “nạp” táo gai vào cơ thể dưới dạng viên thuốc, dung dịch chiết xuất, hoặc là trà.

8.  Hạt cần tây

Hạt cần tây là một thảo dược giúp làm tăng hương vị của món súp, món hầm, món hấp, và các món cay mặn. Hạt cần tây được sử dụng từ lâu để điều trị tăng huyết áp ở Trung Quốc, và các nghiên cứu cũng cho thấy rằng nó có hiệu quả. Bạn có thể sử dụng hạt này để làm giảm huyết áp, nhưng cũng có thể ép nước cả cây. Hạt cần tây là một chất lợi tiểu, sẽ giúp giải thích tác dụng của nó trên huyết áp.

9. Hoa oải hương Pháp

Loài oải hương xinh đẹp, có mùi hương như nước hoa không phải là tác dụng hữu ích duy nhất của loài hoa này. Dầu oải hương có thể làm giãn mạch và giúp giảm huyết áp. Mặc dù không nhiều người nghĩ rằng sử dụng hoa oải hương như là một thảo dược nấu ăn, nhưng bạn có thể sử dụng những bông hoa này trong các món nướng. Những chiếc lá có thể sử dụng giống như là dùng cây hương thảo.

10. Cây móng mèo

Móng mèo là một phương thuốc được dùng ở Trung Quốc trước đây để trị tăng huyết áp và các vấn đề về thần kinh. Các nghiên cứu về cây móng mèo giúp điều trị tăng huyết áp đã chỉ ra rằng nó có thể sẽ có lợi trong việc làm giảm huyết áp bằng cách tác động trên các kênh canxi trong tế bào. Bạn có thể ăn móng mèo dưới dạng thực phẩm chức năng ở nhiều các cửa hàng thức ăn sức khỏe.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 loại thảo mộc và gia vị tốt cho sức khỏe

Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm