Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh lao: Triệu chứng nhận biết, điều trị và cách phòng ngừa

Lao đã từng là một trong những căn bệnh giết người nhiều nhất thế giới. May mắn thay, thời kỳ đó đã qua. Nhưng nhân loại vẫn chưa loại bỏ được hoàn toàn căn bệnh này. Vậy làm thế nào để chúng ta phòng ngừa bệnh lao?

1. Bệnh lao là gì?

Nhà vi trùng học người Đức Heinrich Hermann Robert Koch là người phát hiện ra vi khuẩn lao.

Theo Viện Y tế Quốc gia của Anh (NHS), bệnh lao là một căn bệnh chủ yếu gây ra viêm phổi bởi vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis. Lao lan qua giọt bắn của cơn ho hay cơn hắt hơi từ một người bị nhiễm lao.

Bệnh lao là một bệnh nguy hiểm có thể xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng ta phải hết sức cẩn thận.

Người phát hiện ra bệnh lao là một bác sĩnhà vi trùng học người Đức Heinrich Hermann Robert Koch (1843 - 1910). Ngoài vi khuẩn lao, ông cũng là người phát hiện ra vi khuẩn thang (1877) và bệnh tả (1883). Vào năm 1891, vi khuẩn lao còn được gọi là vi khuẩn Koch (đặt tên theo người phát hiện ra nó). Thời đó, vi khuẩn lao lan rộng khủng khiếp đến nỗi cứ 7 người thì có 1 người bỏ mạng vì nó.

2. Bệnh lao xâm nhập vào cơ thể như thế nào?

Bệnh lao lây lan từ người này sang người khác. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ cho biết, vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể người bằng đường không khí khi người bị nhiễm lao ho, nói, hát hay hắt hơi. Nếu tiếp cận quá gần người bị mắc bệnh, chúng ta có thể bị nhiễm lao.

3. Phân loại bệnh lao

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi ngày trên thế giới có hơn 4.000 người tử vong do mắc bệnh lao và gần 30.000 bị bệnh lao. Tổ chức này còn ghi nhận vào năm 2018, Việt Nam có 174.000 ca nhiễm lao mới và Việt Nam nằm trong 30 nước chịu gánh nặng bệnh lao trên toàn cầu.

Nếu phân loại lao theo vị trí giải phẫu của cơ thể thì lao được chia làm hai loại:

- Lao phổi: là khi vi khuẩn lao gây tổn thương ở phổi và phế quản. Trong các thể lao thì lao phổi là thể lao phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ khoảng 80 - 85% các trường hợp bệnh.

- Lao ngoài phổi: là những trường hợp bệnh mà vi khuẩn lao gây tổn thương ở các cơ quan bên ngoài phổi. Một số thể lao ngoài phổi thường gặp đó là: lao hạch, lao màng bụng, lao cơ quan sinh dục và tiết niệu, lao da, lao xương, khớp, lao màng tim, lao màng não...

4. Triệu chứng và biến chứng của lao

Theo Mayo Clinic, dưới đây là một số triệu chứng cảnh báo bạn đã bị mắc bệnh lao:

  1. Bị ho hơn ba tuần liên tục.

  2. Ho ra máu.

  3. Đau ngực hay cảm thấy khó thở.

  4. Bị mệt nhừ.

  5. Sốt.

  6. Lạnh trong người.

  7. Sụt cân bất ngờ.

  8. Ăn mất ngon.

Bệnh lao có thể gây ra biến chứng nguy hiểm khác như đau cột sống, tổn thương khớp, viêm màng não, gây ra các vấn đề về thận, thậm chí rối loạn tim mạch. Nếu không điều trị các biến chứng này kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong vì bệnh lao.

Những người có nguy cơ bị mắc bệnh lao là những người bị suy yếu hệ miễn dịch, trong đó họ bị bệnh mãn tính (tiểu đường, bệnh thận nặng, bị một số loại ung thư). Nguy cơ mắc lao cao hơn cũng xảy ra ở những nơi thiếu cơ sở y tế và vệ sinh kém. Hơn nữa, hút thuốc cũng khiến cho người bệnh dễ mắc lao.

5. Điều trị bệnh lao thế nào?

Khi vi khuẩn lao hoạt động mạnh (nhân lên trong cơ thể với số lượng lớn) và hệ thống miễn dịch không thể ngăn được sự phát triển của vi khuẩn, bệnh lao sẽ phát tác. Bệnh lao sẽ làm cho người bệnh cảm thấy không khỏe. Những người bị bệnh lao có thể làm cho vi khuẩn lây lan sang những người khác đang ở cùng họ trong nhiều giờ.

Điều rất quan trọng chính là người mắc bệnh lao phải được điều trị và uống thuốc đúng theo chỉ định. Nếu họ ngừng dùng thuốc quá sớm, họ có thể bị tái nhiễm; khi họ không dùng thuốc đúng cách, vi khuẩn lao vẫn còn sống trong cơ thể sẽ kháng lại những loại thuốc đó. Vi khuẩn lao kháng thuốc là tình trạng khó điều trị hơn và việc điều trị rất tốn kém.

Hiện nay điều trị bệnh lao có 2 phác đồ. Đó là phác đồ điều trị lao thường (còn gọi là lao nhạy cảm) và phác đồ điều trị lao kháng thuốc (gồm các nhóm lao kháng đơn thuốc, đa thuốc, tiền siêu kháng thuốc hoặc siêu kháng thuốc). Trong đó, nhóm lao nhạy cảm có thời gian điều trị khoảng 6-9 tháng là dứt bệnh. Còn nhóm lao kháng thuốc điều trị rất khó khăn, thời gian kéo dài từ 9-20 tháng.

Khi được chẩn đoán mắc lao, người bệnh phải điều trị đủ thời gian, đúng phác đồ thường dùng kết hợp 2 hay nhiều loại thuốc chống lao kéo dài ít nhất là 6 tháng dưới sự kiểm soát và hướng dẫn của cán bộ y tế.

Thuốc chống lao được chia thành 2 loại, hàng 1 và hàng 2. Trong đó, thuốc kháng lao hàng 1 là thuốc thiết yếu để điều trị lao và chỉ khi điều trị thuốc hạng 1 không có hiệu quả, người ta mới chuyển sang thuốc hàng 2.

Những loại thuốc chống lao hàng 1 bao gồm Rifampicin, Isoniazid, Pyrazinamid, Ehtambulol, Streptomycin. Thuốc chống lao hàng 2 bao gồm Kanamyxin, Amikacin, Ethionamid, Cyloserin, Acid para- aminosalicylic, Thiacetazon.

Thuốc chống lao có thể gặp một số tác dụng phụ như: Buồn nôn, chóng mặt, ngứa...là các tác dụng phụ nhẹ nên bệnh nhân vẫn tiếp tục dùng thuốc. Nếu cảm thấy giảm thị lực (nhìn mờ), giảm thính lực (nghe kém), đau khớp hoặc thấy vàng mắt cần phải ngừng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay.

Các thuốc sử dụng điều trị lao cho phụ nữ mang thai vẫn an toàn, nên phụ nữ đang mang thai có thể tiếp tục điều trị bệnh lao, nhưng không nên sử dụng Streptomyxin vì có thể gây điếc cho thai nhi. Tốt nhất tránh mang thai trong khi khi đang điều trị bệnh lao, nhưng không nên quá lo lắng nếu có thai.

Phụ nữ mang thai chữa bệnh lao có thể vẫn tiếp tục cho con bú, nguy cơ tác động có hại của thuốc chống lao đối với trẻ em là rất hãn hữu. Tuy nhiên nên đưa con đi khám định kỳ để phát hiện kịp thời những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc thuốc chống lao. Nên uống thuốc sau khi cho con bú và cho trẻ bú bình vào lần bú tiếp theo sau khi uống thuốc. Không nên cho con bú nếu cả mẹ và con đều phải điều trị thuốc chống lao, vì một phần thuốc chống lao sẽ qua sữa mẹ làm tăng nồng độ thuốc chống lao trong máu của đứa trẻ nên dễ có nguy cơ ngộ độc.

6. Phòng ngừa bệnh lao

Tiêm chủng hiện là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh truyền nhiễm bằng cách kích thích khả năng đề kháng của cơ thể đối với bệnh, từ đó tạo ra sự miễn dịch chống lại bệnh.

Việt Nam hiện đang sử dụng vắc xin BCG cho việc tiêm phòng bệnh lao ở trẻ em. Để vắc xin phòng lao mang lại kết quả tối ưu nhất, cần phải tiến hành tiêm phòng lao càng sớm càng tốt. Hiện nay, việc tiêm phòng chống bệnh lao đang được nhà nước triển khai rộng rãi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam với thời gian tiêm phòng được khuyến cáo tính từ thời điểm sinh ra đến dưới 1 tháng tuổi.

Đối với người lớn không mắc bệnh lao và chưa được chủng ngừa trước đây nhưng thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố phơi nhiễm cũng nên được chủng ngừa.

Bên cạnh những hướng dẫn trên, cần lưu ý và thực hiện những bước an toàn sau:

  1. Cách ly những người bị bệnh lao khỏi trường học, công sở và những khu đông người khác.

  2. Khi ho hay hắt hơi, phải dùng tay che miệng.

  3. Loại bỏ, đốt ngay những loại giấy đã dùng.

  4. Không được ngủ cùng giường với người đang bị bệnh lao.

  5. Tập thể dục và ngủ đủ giấc nhằm tăng cường sức đề kháng.

  6. Những bác sĩ chuyên tiếp xúc với các bệnh nhân bị bệnh về phổi cần phải đeo khẩu trang để giảm rủi ro bị lây nhiễm bệnh lao. Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân cần rửa tay thường xuyên.

  7. Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh thật tốt nhằm giảm thiểu rủi ro mắc lao.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhiễm lao ở trẻ em.

Trọng Dy - Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

Xem thêm