Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm lao ở trẻ em

Trẻ em có dễ nhiễm lao hay không? Cần lưu ý gì để bé không bị nhiễm căn bệnh này? Cùng tìm hiểu tại bài viết:

Bệnh lao gây ra bởi vi khuẩn lao (BK), do lây nhiễm trực tiếp. Trẻ em - nhất là trẻ sơ sinh dễ bị lây bệnh. Ở trẻ em, bệnh lao chiếm tỷ lệ 10 - 15% trong số những trường hợp bệnh lao mới mắc hằng năm. Trẻ em có thể bị mắc tất cả các thể lao, tuy nhiên, thường gặp hơn cả là các thể: Lao sơ nhiễm hay lao khởi đầu, lao cấp tính, lao hô hấp sau sơ nhiễm, lao phổi, lao màng phổi và lao ngoài phổi. Cho đến nay, tiêm vaccin vẫn là biện pháp phòng bệnh lao hiệu quả nhất.

Những đối tượng có nguy cơ nhiễm lao

Mặc dù số ca nhiễm lao hiện nay đã giảm so với trước kia, một số nhóm trẻ em vẫn là đối tượng có nguy cơ cao mắc lao, bao gồm:

  • Trẻ sống trong gia đình có người lớn đang bị nhiễm lao thể hoạt động.
  • Trẻ bị nhiễm HIV hoặc một căn bệnh khác làm suy yếu hệ miễn dịch.
  • Trẻ sinh ra tại khu vực có tỷ lệ mắc lao cao.
  • Trẻ tới các khu vực đang có dịch lao và đã từng tiếp xúc với những người bị nhiễm lao tại đó.
  • Trẻ sống tại những cộng đồng chưa có hệ thống chăm sóc y tế hợp lý.

Bệnh lao lây lan thế nào

Bệnh lao thường lây theo đường hô hấp khi một người bị thể lao hoạt động ho, hắt hơi làm các vi khuẩn lao phát tán trong không khí. Trẻ em hít phải các vi trùng này và bị nhiễm lao. Trẻ em dưới 10 tuổi bị lao phổi hiếm khi lây cho người khác bởi ở những đối tượng này số lượng vi khuẩn trong dịch tiết hô hấp còn khá ít.

Trong đa số trường hợp, trẻ bị phơi nhiễm với lao sẽ không bị phát triển thành thể lao hoạt động. Khi vi khuẩn vào phổi, hệ miễn dịch của cơ thể thể hoạt động để chống lại chúng và ngăn không cho chúng lan rộng (lao sơ nhiễm).  Những trẻ này bị nhiễm vi khuẩn lao nhưng không biểu hiện triệu chứng và có thể xác định bằng test phản ứng da. Tuy nhiên, nhóm trẻ này vẫn cần phải được điều trị để đề phòng lao sơ nhiễm phát triển thành dạng hoạt động về sau.

Triệu chứng

Nếu trẻ không được điều trị kịp thời, bệnh lao sẽ tiến triển nặng hơn gây nên các triệu chứng sốt, mệt mỏi, kích thích, ho dai dẳng, kiệt sức, thở nhanh và khó thở, ra mồ hôi ban đêm, sưng hạch bạch huyết, sút cân và chậm phát triển thể chất.

Trong một số rất ít trường hợp với trẻ em dưới 4 tuổi, vi khuẩn lao có thể lan vào máu tuần hoàn và gây nhiễm lao cho một số bộ phận khác của cơ thể. Nguy hiểm nhất là lao màng não, một căn bệnh ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh trung ương.

Chẩn đoán

Đối với những trẻ em có nguy cơ cao bị nhiễm lao nên thực hiện một xét nghiệm gọi là test tuberculin trên da để xác định xem có bị nhiễm vi khuẩn lao hay không. Xét nghiệm này được thực hiện tại bệnh viện, bác sỹ sẽ tiêm một lượng nhỏ vi khuẩn lao đã được tinh chế và làm bất hoạt ở vùng da ở mặt trên cánh tay. Nếu trẻ đã bị nhiễm vi khuẩn lao, da trẻ sẽ bị sưng và tấy đỏ tại vị trí tiêm. Bác sỹ sẽ kiểm tra vùng da từ 48 – 72h sau tiêm và đo đường kính của vết sưng đỏ. Test trên da này sẽ xác định được trẻ có bị nhiễm vi khuẩn lao trước kia hay không ngay cả khi trẻ không có biểu hiện triệu chứng gì.

Điều trị

  • Nếu test tuberculin trên da cho kết quả dương tính: bác sỹ sẽ chỉ định cho trẻ chụp X quang để xác định xem trẻ có bị nhiễm lao thể hoạt động hay không. Bác sỹ cũng sẽ xét nghiệm dịch đờm để tìm vi khuẩn lao và quyết định phương pháp điều trị.
  • Nếu test trên da dương tính nhưng trẻ không biểu hiện triệu chứng của thể lao dạng hoạt động: Để phòng ngừa thể lao tiến triển, trẻ sẽ được kê thuốc isoniazid (INH) để trẻ uống hàng ngày và sử dụng trong ít nhất trong 9 tháng.
  • Đối với thể lao dạng hoạt động: trẻ sẽ được kê từ 3 – 4 loại thuốc sử dụng trong vòng từ 6 – 12 tháng. Thuốc lao có nhiều tác dụng phụ, do đó trẻ cần được theo dõi, tái khám đầy đủ theo hẹn của bác sĩ trong quá trình dùng thuốc để đánh giá kết quả điều trị cũng như gải quyết những tác dụng phụ của thuốc lao nếu có.

Kiểm soát sự lây lan của bệnh lao

Nếu trẻ đã bị nhiễm vi khuẩn lao, bất kể trẻ có biểu hiện triệu chứng hay không cũng cần thiết phải cách ly trẻ với đối tượng đã lây bệnh cho trẻ. Thông thường, những người đã từng tiếp xúc gần với trẻ là những đối tượng có khả năng lây bệnh cao nhất. Các triệu chứng lao có thể quan sát được chủ yêu ở người lớn là ho dai dẳng, ho ra máu. Những người có test trên da dương tính nên được kiểm tra sức khỏe tổng thể và chụp X quang để xác nhận chẩn đoán.

Nếu phát hiện có người lớn trong gia đình bị nhiễm lao: người đó nên được cách ly càng sớm càng tốt cho tới khi việc điều trị có thể kiểm soát tốt các triệu chứng. Tất cả các thành viên trong gia đình đã từng tiếp xúc với đối tượng đó nên được điều trị bằng isoniazid, bất kể là kết quả test trên da dương tính hay âm tính. Tất cả những người biểu hiện triệu chứng hoặc có hình ảnh chụp X quang bất thường nên được điều trị dưới dạng thể lao hoạt động.

Bệnh lao phổ biến hơn trong những cộng đồng dân cư có thu nhập thấp, do điều kiện sống nghèo nàn, thiếu dinh dưỡng và không được chăm sóc y tế. Bệnh nhân AIDS cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lao do sức đề kháng suy yếu.

Nếu không được điều trị, bệnh lao có thể ở dạng không hoạt động trong nhiều năm rồi đột ngột chuyển sang dạng lao tiến triển. Lúc đó, người bệnh không chỉ bị ốm nặng hơn mà còn có thể lây bệnh cho những người xung quanh. Do vậy, việc cho trẻ xét nghiệm xem có bị nhiễm lao hay không là rất quan trọng nếu trẻ đã từng tiếp xúc với người bị bệnh lao và đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời nếu kết quả xét nghiệm dương tính. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viếtNhững điều càn biết về bệnh lao phổi

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm