Theo bác sĩ nhi khoa, đây là bệnh không lây truyền và mang tính cơ địa nhiều hơn nhưng nguy hiểm ở chỗ có thể gây nhồi máu cơ tim ở trẻ em.
Trao đổi với PV báo Sức khỏe&Đời sống, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết: Bệnh Kawasaki được phát hiện ở Nhật và mang tên người phát hiện ra nó là bác sĩ Tomisaku Kawasaki. Bệnh này không tổn thương một cơ quan mà toàn thân, bệnh nổi trội ở các nước châu Á, còn ở châu Âu thì hiếm gặp hơn.
Theo PGS. Thúy, trẻ mắc bệnh Kawasaki thường có biểu hiện sốt cao, kéo dài, bệnh nhân thường không đáp ứng với kháng sinh. Thứ hai là bệnh nhân đỏ mắt, đỏ niêm mạc lưỡi, lưỡi đỏ rực như quả dâu, da nổi nhiều hạch. Biến chứng 1-2 tuần, sau đó thoái lui. Bệnh Kawasaki không lây truyền mà mang tính cơ địa nhiều. Bệnh thường không để lại di chứng. Tuy nhiên, có một số ít trường hợp gây hậu quả nặng nề.
'Ở trẻ em rất ít khi bị bệnh tim mạch, trừ khi trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh. Nhưng riêng bệnh Kawasaki này, một số ít trường hợp biến chứng gây giãn mạch vành tiềm tàng và thậm chí gây nhồi máu cơ tim ở trẻ em. Sau tuần thứ 2, tuần thứ 3 trở đi siêu âm tim mới phát hiện giãn mạch. Tháng thứ 5, tháng thứ 6 trẻ bắt đầu có biểu hiện suy mạch vành, suy tim'- PGS. Thúy cho biết.
Chính vì thế, khi thấy trẻ có triệu chứng sốt kéo dài, điều trị kháng sinh không có kết quả, xét nghiệm thấy có nghi ngờ thì thường nghĩ đến bệnh này. Hiện nay, không có yếu tố 'tiêu chuẩn vàng' để xét nghiệm chẩn đoán bệnh Kawasaki.
Nếu bị bệnh, trẻ cần phải siêu âm tim định kỳ để đề phòng biến chứng tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim xảy ra sau này. Đó là điều duy nhất người ta lo lắng về biến chứng hiếm gặp của bệnh này. Thông thường thì bệnh khá lành tính và khỏi, không để lại di chứng gì.
Trước đó, tại BV Nhi đồng Cần Thơ liên tục tiếp nhận các bệnh nhi mắc bệnh Kawasaki. Có trường hợp trẻ nhập viện cấp cứu do sốt cao 4 ngày, góc hàm trái sưng to. Gia đình nghĩ bé bị bệnh quai bị nên đưa đến một phòng khám tư để điều trị, sau đó sốt không giảm mới chuyển đến BV Nhi đồng Cần Thơ điều trị.
Các bác sĩ cho biết, đây là bệnh rất khó chẩn đoán và dễ nhầm lẫn, bằng kinh nghiệm lâm sàng và sau khi loại trừ các bệnh lý khác, các bác sĩ mới xác định được đây là bệnh Kawasaki.
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh để có thuốc đặc trị. Có khả năng bệnh này có liên quan đến nhiễm vi trùng hay siêu vi trùng.
Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.
Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.
Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.
Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Một vài vấn đề da liễu có liên hệ mật thiết với cân nặng của bạn.
Dị ứng penicillin là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với thuốc kháng sinh penicillin. Kể từ những năm 1940, penicillin đã trở thành loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhưng một số người gặp phản ứng xấu khi sử dụng loại kháng sinh này.
Các nghiên cứu cho thấy nước ép củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp tự nhiên và bảo vệ tim mạch.