Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh bướu cổ: Nên ăn gì?

Hiểu biết về các nguyên nhân gây bệnh bướu cổ cũng như chế độ thực phẩm nên ăn gì, hạn chế ăn gì sẽ hỗ trợ tích cực cho việc điều trị bệnh bướu cổ

Tuyến giáp là một tuyến hình bướm nằm ngay dưới yết hầu, với mỗi cánh nằm ở mỗi bên khí quản. Nó sản xuất ra hormone tuyến giáp, kiểm soát tốc độ trao đổi chất trong cơ thể bạn.

Nguyên nhân chính xác gây bướu tuyến giáp vẫn chưa được biết, nhưng các yếu tố sau đây có thể góp phần:

- Thiếu iốt trong chế độ ăn uống

- Bệnh tuyến giáp như bướu cổ hoặc suy giáp, đặc biệt là viêm tuyến giáp Hashimotoa

- Tiếp xúc với các phương pháp điều trị phóng xạ

- Tiền sử bị hạch tuyến giáp trong gia đình bạn

Triệu chứng của bướu tuyến giáp: Bướu tuyến giáp thường không có triệu chứng, nhưng một số triệu chứng có thể gặp là:

- Đau – nếu có chảy máu vào hạch hoặc viêm.

- Khó nuốt hoặc khó thở – Nếu tuyến giáp hoặc hạch lớn.

- Các triệu chứng cường giáp như không chịu được nóng, nhịp tim nhanh, giảm cân và rùng mình – nếu hạch tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp.

- Các triệu chứng suy giáp bao gồm không chịu được lạnh, lờ đờ, tăng cân và yếu sức – nếu ít hormone tuyến giáp được sản xuất.

- Khan tiếng – nếu ung thư xâm nhập các dây thần kinh đến thanh quản. Triệu chứng này cần được chú ý ngay lập tức.

Tác hại của bướu tuyến giáp:

- Khi bướu tuyến giáp to sẽ lồi ra ngoài sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây đau, khó nuốt hoặc khó thở. Mặt khác vì tuyến giáp sản xuất ra hormone tuyến giáp, kiểm soát tốc độ trao đổi chất trong cơ thể bạn nên khi tuyến giáp phát triển quá mức sẽ làm tăng hoặc giảm các hóc môn tuyến giáp gây các triệu chứng có hại trên.

 

- Khi suy giáp sẽ gây nên yếu cơ ,giảm trí nhớ, da khô, táo bón, da nhám, tăng cân, rụng tóc, nói chậm, khó thở, phù mi mắt, phù ngoại, sợ lạnh, khàn giọng, giảm tiết mồ hôi, chán ăn, da lạnh, rối loạn tâm thần, lưỡi to, rong kinh, phù mặt, điếc, tóc khô, đau vùng trước ngực, da tái nhợt.

Hôn mê do suy chức năng tuyến giáp là giai đoạn cuối của tình trạng thiếu hụt iod dẫn đến giảm tổng hợp và giải phóng hormon tuyến giáp (T3,T4) một cách trầm trọng. Dần dần xuất hiện tình trạng suy chức năng của nhiều cơ quan dẫn đến tình trạng lơ mơ, u ám và thậm chí tử vong. Hôn mê do suy chức năng tuyến giáp là tình trạng cấp cứu thực sự, cần được hồi sức tích cực, thường phải hỗ trợ về hô hấp.

- Khi cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) sẽ gây nên một tình trạng mà trong đó tuyến giáp tạo ra quá nhiều hoóc môn của thyroxine. Cường giáp có thể tăng tốc đáng kể sự trao đổi chất gây nên: Giảm cân đột ngột, nhịp tim nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, tăng sự thèm ăn, căng thẳng, lo lắng và khó chịu, run – thường là run rẩy tay và các ngón tay, ra mồ hôi, thay đổi kinh nguyệt, tăng nhạy cảm với nhiệt, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, yếu cơ, khó ngủ, lồi nhãn cầu, hoặc mắt sưng đỏ, quá rát hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai mắt.

Cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát hay còn gọi là cơn bão tuyến giáp là một thể nặng của cường tuyến giáp do sự giải phóng T3, T4 vào máu với nồng độ cao và đột ngột dẫn đến mất bù của nhiều cơ quan đích. Cơn có tỉ lệ tử vong cao (20-50%).

- Đối với bướu ác tính tuyến giáp nếu không điều trị kịp thời các tế bào ung thư lan tràn ra ngoài có thể gây di căn nhiều cơ quan dẫn đến tử vong.

Nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân bướu cổ

Bướu tuyến giáp dạng địa phương thường do ăn uống thiếu iod gây nên, vì thế cần bổ sung thêm thức ăn có hàm lượng iod cao như hải sản sò, ngao, hải đới… và quan trọng nhất là muối iod cần dùng thường xuyên.

Bướu tuyến giáp trạng dạng phân tán tiêu hao iod trong cơ thể, trong các thời kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai, giai đoạn dậy thì… thường phát sinh bệnh, do đó trong thời kỳ này cần bảo đảm cung cấp đủ iod cho cơ thể qua các thức ăn có nhiều iod nhất là hải sản và sử dụng muối iod thường xuyên.

Nguyên nhân bệnh bướu tuyến giáp trạng dạng đơn thuần, Đông y cho rằng đó là sự ngưng kết của đờm ẩm, cách chữa nên tiêu đờm, làm mềm khối rắn, tan kết, thức ăn như hải tảo, sò biển, mẫu lệ, xuyên bối…

Một vài thức ăn có thể dẫn tới phát sinh bệnh nên ăn ít như cải củ, rau cải trắng…

Bài thuốc – món ăn cho bệnh nhân bướu cổ:

Sò huyết, loại thực phẩm chứa nhiều iod.

- Bài 1: Hải đới 100g, rửa sạch, nấu chín, ăn mỗi ngày 1 lần, dùng chữa sưng tuyến giáp trạng dạng địa phương.

- Bài 2: Sứa 50g, rửa sạch, thịt mẫu lệ (thịt hàu) 50g, thêm gia vị, có thể ăn thường xuyên, dùng chữa sưng tuyến giáp trạng dạng địa phương.

- Bài 3: Đậu tương 150g, thịt mẫu lệ 50g, thêm gia vị nấu ăn thường xuyên, dùng chữa bướu cổ đơn thuần.

- Bài 4: Sò biển 50g, tử thái 50g, rửa sạch cho vào nồi nấu canh, có thể ăn thường xuyên, dùng cho người bị sưng tuyến giáp trạng dạng địa phương.

- Bài 5: Hẹ 150g, thịt ngao sò 100g, rửa sạch thái vụn, xào chín, dùng cho người bướu cổ rõ rệt.

- Bài 6: Hồng xanh 1.000g, rửa sạch giã nát, nước hồng cho vào nồi đun tới chín đặc, thêm mật ong bằng số lượng nước hồng vào, sắc tới đặc, đợi nguội dùng ăn, ngày 1 lần, mỗi lần 1 thìa canh, liệu trình 1 tháng, dùng cho người sưng tuyến giáp trạng rõ rệt.

Bệnh bướu cổ đơn thuần hay bướu tuyến giáp trạng dạng đơn thuần, việc phòng bệnh và điều trị không thể coi nhẹ. Lấy ăn uống để phòng và chữa trị có hiệu quả rất tốt, lấy nguyên tắc là tăng thêm hấp thu thức ăn chứa iod, làm mềm khối rắn kêt tụ, thông khí giải uất.

Theo Sức khỏe hoàn mỹ
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm