Hạt vừng có thể chế biến thành dầu vừng, sốt bơ vừng, kẹo vừng
Giảm cholesterol và chất béo trung tính
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Bàn luận về khoa học thực phẩm và dinh dưỡng và tạp chí Dinh dưỡng (Anh) chỉ ra ăn hạt vừng thường xuyên giúp giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride (chất béo trung tính) - 2 tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 2 hợp chất thực vật trong hạt vừng là lignans và phytosterol có tác dụng giảm cholesterol hiệu quả.
Trong nghiên cứu từ tạp chí Khoa học quốc tế về Thực phẩm và Dinh dưỡng, các nhà khoa học thông báo rằng: cho 38 người có mỡ máu cao, ăn 40g hạt vừng mỗi ngày trong vòng 2 tháng. Kết quả kiểm tra sức khỏe của các tình nguyện viên cho thấy lượng cholesterol “xấu” – tức LDL cholesterol giảm 10%, chất béo trung tính giảm 8%.
Giàu chất xơ
3 muỗng canh (30g) hạt vừng sống chứa 3,5g chất xơ hoặc 12% RDI (khẩu phần ăn theo khuyến nghị). Chất xơ không chỉ cần thiết cho sức khỏe tiêu hóa mà còn giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bệnh tim, béo phì và đái tháo đường type 2.
Chứa protein thực vật
Protein đóng vai trò hình thành cơ bắp, các loại hormone và duy trì sức khỏe toàn diện. Hạt mè là nguồn cung cấp protein tương đối cao, cứ 30g hạt vừng có thể cung cấp 5g protein. Để tối đa hóa lượng protein trong hạt mè, bạn nên ngâm và rang hạt mè trước khi sử dụng. Bởi quá trình này giúp loại bỏ oxalat và phytates trong loại hạt này. Đây là 2 hợp chất cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ protein trong cơ thể.
Tuy nhiên, hạt vừng chứa hàm lượng lysine thấp - loại acid amin thường được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật. Để bù đắp loại acid amin này, bạn có thể ăn nhiều thực vật có hàm lượng lysine cao như: đậu xanh và đậu thận.
Hạt vừng giúp hạ huyết áp
Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch và đột quỵ. Hạt vừng chứa nhiều magne giúp hạ huyết áp hiệu quả. Đồng thời, loại thực phẩm này cũng chứa lignans, vitamin E và các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch và điều hòa huyết áp.
Tăng cường sức khỏe xương
Hạt vừng nguyên vỏ hay đã tách vỏ đều chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe của xương.
Hàm lượng khoáng chất của 30g hạt vừng (Đơn vị: RDI):
Loại hạt/hàm lượng khoáng chất |
Calci |
Magne |
Mangan |
Kẽm |
Hạt vừng nguyên vỏ |
22% |
25% |
32% |
21% |
Hạt vừng tách vỏ |
1% |
25% |
19% |
18% |
Cách làm kẹo vừng thơm ngon và bổ dưỡng
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho 15 phần:
- 400g hạt vừng
- 60g bột hạnh nhân
- 60g dừa vụn
- 60g sốt bơ vừng
- 80ml mật ong
- 60ml dầu dừa
- 1ml tinh chất vani
- Muối
Cách làm:
- Trộn đều bột hạnh nhân, dừa vừa, hạt vừng và muối trong một cái bát lớn
- Đun nóng hỗn hợp: Dầu dừa, mật ong, sốt bơ vùng và tinh chất vani
- Trộn 2 hỗn hợp: Các loại hạt và sốt
- Dàn đều và nén hỗn hợp trong khay lót giấy nến, bọc khay bằng nắp hoặc màng bọc thực phẩm
- Cho khay kẹo vào tủ đông 1 giờ. Sau đó, cắt kẹo vừng thành các miếng nhỏ hình vuông hoặc hình chữ nhật và thưởng thức.
Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung hạt vừng trong nhiều món ăn khác như: salad, sinh tố, món xào.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Thái Lan: Chế tạo thuốc điều trị ung thư từ vừng đen
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.
Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.
Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.