Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn đã biết những lợi ích này của cỏ lúa mì?

Cỏ lúa mì được biết đến là một “siêu thực phẩm” cung cấp các giá trị dinh dưỡng cao giúp tăng cường hệ miễn dịch và mang lại rất nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

Cỏ lúa mì (cỏ lúa mạch) rất giàu vitamin A, B1, C, E, flavonoid, acid gamma – aminobutyric (GABA - chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng ức chế hệ thần kinh, đảm bảo duy trì sự hoạt động bình thường của não bộ, đặc biệt là các neuron thần kinh), kali, calci, selen, chất diệp lục, polyphenol, chất xơ…

Dưới đây là những lợi ích của cỏ lúa mì đối với sức khỏe:

Cỏ lúa mì hỗ trợ giảm cân

Giảm cân hiệu quả bằng cỏ lúa mì

Cỏ lúa mì có chứa hàm lượng chất xơ cao có thể giúp kiểm soát cân nặng và thúc đẩy giảm cân hiệu quả. Theo một nghiên cứu trên chuột cho thấy, uống nước ép cỏ lúa mạch trong 60 ngày sẽ làm giảm trọng lượng cơ thể và cải thiện chức năng gan. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu trên người hơn để thấy hiệu quả của cỏ lúa mì trong việc hỗ trợ giảm cân.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Theo một nghiên cứu cho thấy, 36 người mắc bệnh đái tháo đường type 2 được cho uống nước ép lúa mì trong 4 tuần đã làm giảm quá trình oxy hóa cholesterol LDL (có hại), đây là một yếu tố chính gây biến chứng tim mạch ở bệnh đái tháo đường type 2.

Ổn định huyết áp

Cỏ lúa mì chứa các vitamin, khoáng chất thiết yếu, tryptophan, saponarin, lutonarin, GABA và các hợp chất quan trọng khác giúp điều chỉnh huyết áp, hỗ trợ lưu thông máu do đó có thể ngăn ngừa nguy cơ suy tim và đột quỵ.

Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường 

Tiêu thụ cỏ lúa mì, bột cỏ lúa mì giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường

Cỏ lúa mì có chứa chất xơ, có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Saponarin, một flavonoid có trong cỏ lúa mạch cũng đã được chứng minh có tác dụng kiểm soát lượng đường huyết sau ăn ở bệnh đái tháo đường. Tiêu thụ 1,2 gr bột cỏ lúa mạch mỗi ngày có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói, giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.

Thúc đẩy giấc ngủ

Cỏ lúa mạch có hàm lượng tryptophan, kali, calci và GABA cao có thể giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.

Kiểm soát ung thư

Cỏ lúa mì có thể giúp tiêu diệt các tế bào ung thư nhờ có hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Một nghiên cứu cho thấy, khả năng chống ung thư của chiết xuất cỏ lúa mì đối với bệnh bạch cầu và các tế bào ung thư hạch.

Ngăn ngừa trầm cảm

Tiêu thụ cỏ lúa mì kiểm soát rất nhiều bệnh, bao gồm bệnh trầm cảm

Sự hiện diện của GABA trong cỏ lúa mì đã được chứng minh hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Ngoài ra, vitamin và khoáng chất có trong loại cỏ này có thể ngăn ngừa các rối loạn tâm thần do căng thẳng.

Cải thiện đường tiêu hóa

Chất xơ trong lá lúa mì non có thể ngăn ngừa táo bón giúp dễ đi ngoài hơn. Ngoài ra, lá lúa mì cũng được chứng minh có hiệu quả điều trị viêm tụy, viêm loét đại tràng và rối loạn đường tiêu hóa.

Tăng cường sức khỏe làn da

Cỏ lúa mạch là một nguồn cung cấp vitamin E dồi dào, một chất chống oxy hóa có hiệu quả chống lại tác hại của các gốc tự do trên da. Ngoài ra, cỏ lúa mạch cũng hỗ trợ giải độc cơ thể khỏi các tạp chất có hại, do đó làm giảm mụn trứng cá và cải thiện sức khỏe làn da.

Công thức nước ép cỏ lúa mì

Có thể chế biến nước ép từ cỏ lúa mì tươi hoặc bột cỏ lúa mì

Nước ép cỏ lúa mì và húng quế

Thành phần: 6-10 quả cam, 1 chén rau bina, 1 muỗng canh bột cỏ lúa mạch, 2-4 lá húng quế.

Cách chế biến:

- Rửa sạch, cắt đôi quả cam và ép lấy nước.

- Cho nước ép cam và các nguyên liệu đã chuẩn bị khác vào máy xay cho đến khi hỗn hợp mịn.

- Đổ vào ly vào thưởng thức.

Lưu ý khi dùng cỏ lúa mì

- Những người bị bệnh celiac (không dung nạp gluten) hoặc nhạy cảm với gluten nên tránh tiêu thụ sản phẩm từ cỏ lúa mì.

- Phụ nữ mang thai cần cân nhắc trước khi dùng cỏ lúa mì vì loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

- Cỏ lúa mì tươi có thể không có sẵn trong siêu thị, nhưng bột cỏ lúa mì được bán rộng rãi. Nó được sử dụng để làm nước trái cây và thường được kết hợp với các loại lá xanh khác như rau bina, cải xoăn để làm nước ép, sinh tố.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Cỏ ngọt lúa mỳ có tốt cho bạn không

Lê Tuyết H+ ( Lược dịch theo Boldsky) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

Xem thêm